Chờ...

Viêm phổi cấp chớ nên xem thường!

(VOH) - Triệu chứng viêm phổi cấp thường khá giống với những bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Vậy làm sao để nhận biết sớm viêm phổi cấp để chữa trị kịp thời?

1. Bệnh viêm phổi cấp là gì?

Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Ngoài ra, viêm phổi cũng do nguyên nhân từ các hóa chất độc hại.

Phần lớn các trường hợp viêm phổi xuất hiện ở dạng cấp tính (viêm phổi cấp tính) với những triệu chứng viêm phổi bộc lộ rõ ràng trong những ngày đầu. 

viem-phoi-cap-cho-nen-xem-thuong-voh-1

Viêm phổi cấp chủ yếu do vi khuẩn, virus gây nên (Nguồn: Internet)

Viêm phổi cấp tính thường diễn biến phức tạp và phát triển nhanh. Tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

Viêm phổi cấp tính là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và người cao tuổi hơn vì sức đề kháng ở những đối tượng này thường kém, khiến cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây bệnh. 

2. Nguyên nhân viêm phổi cấp tính

Viêm phổi cấp tính thường do nhiễm vi trùng hoặc siêu vi trùng. Trên thực tế, có rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng khác nhau có thể gây ra viêm phổi, chúng vượt qua hàng rào miễn dịch của cơ thể, tấn công và gây viêm nhiễm phế nang phổi.

Các tác nhân gây viêm phổi cấp tính gồm có:

2.1 Viêm phổi do vi khuẩn

Sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi cấp tính. Bên cạnh đó, viêm phổi còn có thể xảy ra bởi một số chủng vi khuẩn khác như Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella.

2.2 Viêm phổi do virus

Các chủng virus có khả năng gây viêm phổi cấp gồm có:

  • Siêu vi hô hấp: Influenza A và B là tác nhân phổ biến nhất gây viêm phổi cấp ở người lớn.
  • Siêu vi hô hấp hợp bào là tác nhân chủ yếu gây viêm phổi cấp ở trẻ em.
  • Ngoài ra, bệnh còn có thể do một số chủng virus khác gây nên như: Rhinovirus, Adenoviruses, Parainfluenza,…

Một chủng virus nguy hiểm khác cũng có khả năng gây viêm phổi cấp là virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra căn bệnh COVID-19 ảnh hưởng trên toàn thế giới từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020 và hiện vẫn đang diễn biến phức tạp.

2.3 Viêm phổi bệnh viện

Viêm phổi bệnh viện là viêm phổi mắc phải 48 giờ sau khi nhập viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe hay nhà dưỡng lão do nhiều nguồn gây bệnh từ bệnh viện. Do sức đề kháng yếu, cộng thêm môi trường bệnh viện nhiều vi khuẩn nên dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. 

2.4 Một số tác nhân khác

Viêm phổi cấp cũng có thể xảy ra do:

3. Bệnh viêm phổi cấp có lây không?

Viêm phổi cấp chủ yếu xảy ra do các vi sinh vật gây bệnh (bao gồm cả vi khuẩn, virus) xâm nhập vào cơ thể nên bệnh có tính truyền nhiễm cao. 

Đối với những trường hợp viêm phổi cấp do vi khuẩn, virus, một người có nguy cơ nhiễm bệnh khi:

  • Tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh khi họ ho, hắt hơi.
  • Chạm tay vào bề mặt hoặc vật thể có sẵn vi sinh vật gây bệnh và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt.

Những trường hợp viêm phổi cấp không do vi khuẩn và virus thường không có tính lây nhiễm từ người sang người.

4. Triệu chứng viêm phổi cấp tính

Các triệu chứng viêm phổi cấp tính thường gặp gồm có:

  • Ho;
  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Khó thở;
  • Đau ngực tăng khi thở sâu hoặc ho;
  • Đau đầu;
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn và nôn;

Trên đây là một số biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm phổi cấp. Khi xét nghiệm cận lâm sàng, cụ thể là chụp X-quang phổi sẽ thấy xuất hiện các hình ảnh của tổn thương nhu mô như tổn thương phế nang, mô kẽ phổi. Hoặc xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu trong máu tăng cao, minh chứng cho tình trạng nhiễm khuẩn. Cấy đàm và cấy máu cho phép tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

viem-phoi-cap-cho-nen-xem-thuong-voh-2

Khi có biểu hiện ho, sốt nên đi khám để kiểm tra (Nguồn: Internet)

5. Bệnh viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm phổi cấp có khả năng phát triển nghiêm trọng trong thời gian ngắn, đồng thời dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các biến chứng có thể gặp gồm:

Do đó, khi có những triệu chứng viêm phổi cấp kèm theo các mức độ sau đây thì bạn nên đi khám ngay:

  • Thân nhiệt tăng cao trong nhiều ngày, kèm theo dấu hiệu run rẩy.
  • Gặp khó khăn trong việc hít thở.
  • Cảm thấy đau, tức ngực.
  • Ho có đờm hoặc thậm chí ho ra máu.

Viêm phổi cấp nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì diễn tiến của bệnh thuận lợi, người bệnh sẽ giảm sốt và giảm ho trong vòng 48 đến 72 giờ. Ngoài ra, viêm phổi có thể phục hồi hoàn toàn, không để lại di chứng.

6. Cách điều trị viêm phổi cấp

Dựa vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm phổi cấp phù hợp. Viêm phổi cấp thường được điều trị theo những cách sau đây:

6.1 Thuốc điều trị viêm phổi cấp

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp chữa viêm phổi do vi khuẩn hiệu quả nhất. Đối với trường hợp viêm phổi do virus, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus và khuyến khích người bệnh chú trọng nghỉ ngơi, uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm ho, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,…

6.2 Sử dụng oxy

Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, người xanh tím,…thì cần nhập viện để cải thiện khả năng hô hấp với máy thở oxy.

Nếu người bệnh được chẩn đoán và dùng kháng sinh sớm thì có thể dùng thuốc trong khoảng 5 – 10 ngày tùy từng trường hợp cụ thể là có thể khỏi bệnh. 

7. Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp

Tiêm chủng là phương pháp phòng ngừa viêm phổi cấp tốt nhất, tuy nhiên hiện nay đối với nhiều chủng virus vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Vì vậy, hãy nâng cao ý thức phòng bệnh viêm phổi cấp bằng cách:

viem-phoi-cap-cho-nen-xem-thuong-voh-3

Đeo khẩu trang đúng cách khi đi ra ngoài để phòng bệnh viêm phổi cấp (Nguồn: Internet)

  • Tập thói quen rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài đường trở về nhà. 
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc khi vào bệnh viện để tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. 
  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng,…
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, ăn uống đầy đủ chất để nâng cao sức đề kháng.

7.1 Bệnh viêm phổi cấp nên ăn gì?

Chế độ ăn uống của người bị viêm phổi cấp cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nên ăn thức ăn loãng, uống nhiều nước để giúp làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho. Cháo, súp là lựa chọn có lợi cho người bị viêm phổi cấp vì món ăn này dễ tiêu hóa, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh. Không nên ăn thiên lệch về một thực phẩm nào đó để tránh thừa chất này, thiếu chất kia.
  • Tăng cường ăn rau, củ, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu đạm, ít béo như các loại đậu, thịt trắng, cá,…để tăng chức năng miễn dịch.

7.2 Bệnh viêm phổi cấp kiêng ăn gì?

Để tình trạng viêm phổi nhanh chóng hồi phục thì người bệnh cần kiêng một số thực phẩm như:

  • Rượu, bia, các chất kích thích, nước ngọt có gas,…
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm dễ gây đầy hơi.
  • Thực phẩm chứa nhiều nitrat như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội hoặc những thực phẩm chế biến sẵn.

Lời khuyên: Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và kiêng khem đúng cách sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.