“Học sinh phải được đối xử dựa trên kinh nghiệm của họ với tư cách cá nhân - không phải dựa trên chủng tộc” - Chánh án John Roberts viết theo ý kiến đa số.
Tòa án nói rằng, các trường đại học được tự do xem xét trải nghiệm cá nhân của từng ứng viên. Chẳng hạn như, liệu họ có từng trải qua sự phân biệt chủng tộc so với những ứng viên có trình độ học vấn cao hơn hay không.
Roberts viết, việc quyết định chủ yếu dựa trên việc người nộp đơn là người da trắng, da đen hay người có màu da khác là sự phân biệt chủng tộc.
Ông nói: “Lịch sử hiến pháp của chúng ta không chấp nhận sự lựa chọn đó".
Tòa án đứng về phía một nhóm hoạt động - Sinh viên vì Tuyển sinh Công bằng. Nhóm đã kiện các tổ chức giáo dục đại học công lập và tư nhân lâu đời nhất trong nước - Đại học Harvard và Đại học Bắc Carolina (UNC) - về các chính sách tuyển sinh của họ.
Nhóm tuyên bố rằng các chính sách tuyển sinh của các trường trên đã phân biệt đối xử với những người Mỹ gốc Á có trình độ ngang bằng hoặc tốt hơn, đang cạnh tranh để vào 2 trường đại học này.
Harvard và UNC, giống như một số trường khác của Hoa Kỳ, coi chủng tộc hoặc dân tộc của ứng viên là một yếu tố để đảm bảo một nhóm sinh viên đa dạng và đại diện cho các nhóm thiểu số.