Giá cà phê hôm nay 24/2/2022: Quay đầu giảm 400 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 24/2 giảm 400 đồng/kg. Giá cà phê lên nhanh, xuống mạnh; thị trường tăng mạnh trong tháng nhờ tồn kho thấp kỷ lục.

Giá cà phê trong nước sáng nay phục hồi bật giảm 400 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40,800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 400 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 400 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 400 đồng/kg, dao động ở  41,200 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 400 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.200 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,800

-400

Lâm Hà (Robusta)

40,800

-400

 Di Linh (Robusta)

40,800

-400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,400

-400

Buôn Hồ (Robusta)

41,300

-400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,300

-400

Ia Grai (Robusta)

41,300

-400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,300

-400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,200

-400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,200

-400

FOB (HCM)

2.289

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 24/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê trong tháng 2 tăng mạnh ở cả thị trường trong nước và quốc tế do giới đầu cơ quay lại mua ròng và tồn kho giảm xuống mức thấp nhất 22 năm ở New York và mức thấp nhất trong hơn 3 năm gần đây ở London.

Những ngày giữa tháng 2, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh so với đầu tháng. Theo Cục Xuất nhập khẩu, những ngày giữa tháng 2, giá cà phê robusta và arabica tăng do giới đầu cơ quay lại mua ròng và tồn kho giảm xuống mức thấp nhất 22 năm ở New York và mức thấp nhất trong hơn 3 năm gần đây ở London.

Giá cước vận tải biển cao trong thời gian qua đã tác động lớn tới giá cà phê xuất khẩu của các nước. Theo nhận định của các chuyên gia, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam chênh lệch với giá niêm yết FOB đang quanh mức 350 USD/tấn, dưới mức giá tháng 5/2022.

Các mức này sẽ lưu lại lâu trên thị trường bởi giá đầu vào hiện nay đang cao, từ xăng dầu đến phân bón và các chi phí khác.

Xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu trong 3 tháng đầu vụ 2021/22 đạt 27,5 triệu bao, giảm 3,8% so với mức 28,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 24/2,  giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 26 USD, xuống 2.234 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 25 USD, còn 2.213 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 0,30 cent, lên 247,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 0,35 cent, lên 246,35 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 24/2/2022: Quay đầu giảm 400 đồng/kg 2
Giá cà phê hôm nay 24/2/2022: Quay đầu giảm 400 đồng/kg 3

Thông tin xung đột giữa Nga – Ukraina đã được đẩy lên mức cao mới với khả năng một cuộc xâm lược ở Ukraina đang cận kề khiến hầu hết các thị trường tỏ ra mất phương hướng khi nhà đầu tư vội vàng dịch chuyển dòng vốn. Ba sàn hàng hóa có tính thanh khoản cao là vàng, dầu thô và cà phê đồng loạt tăng nhẹ là điều ít thấy, trong khi chứng khoán Mỹ và các sàn tiền kỹ thuật số sụt giảm liên tiếp, các tài sàn trú ẩn tiếp tục là nơi được lựa chọn để phòng tránh rủi ro.

Đồng Reais tăng liên tục, lên đứng ở mức cao hơn 7 tháng so với USD, cũng khiến Brasil giảm bán và tồn kho được “chứng nhận” tại hai sàn tiếp tục sụt giảm đã hỗ trợ giá cà phê kỳ hạn.

Tuy nhiên, giá cà phê Robusta đảo chiều sụt giảm ngay trước thềm ngày giao hàng đầu tiên (FND) sau khi đã hoàn tất hợp đồng quyền chọn, là điều khó tránh khỏi khi áp lực bán hàng vụ mới từ các nước sản xuất lớn vẫn còn nguyên.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 giảm 8,5 triệu bao (tương ứng giảm 4,8%) so với niên vụ 2020-2021 xuống còn 167,5 triệu bao (loại 60 kg/bao).

Nguyên nhân chủ yếu là do cây cà phê arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến giảm 3,8 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 117,2 triệu bao do khối lượng xuất khẩu của Brazil giảm mạnh, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo tăng 1,5 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng chủ yếu tại Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil.

Trong khi đó, tồn kho cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao xuống 30 triệu bao. Đây là mức thấp nhất trong 5 niên vụ vừa qua.

Bình luận