Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 42.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 42.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,900 đồng/kg .
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300 đồng/kg, dao động ở mức 42,900 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46,900 đồng/kg..
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
42,500 |
-300 |
Lâm Hà (Robusta) |
42,500 |
-300 |
Di Linh (Robusta) |
42,400 |
-300 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
43,000 |
-300 |
Buôn Hồ (Robusta) |
42,900 |
-300 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
42,900 |
-300 |
Ia Grai (Robusta) |
42,900 |
-300 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
42,900 |
-300 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
42,900 |
-300 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
46,900 |
-300 |
FOB (HCM) |
2.082 |
Trừ lùi: +55 |
5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889 nghìn tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam. Tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang thị trường này tuy bị giảm về khối lượng, nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là nhờ giá cà phê xuất khẩu sang thị trường này tăng cao.
Thời gian qua, dù giá trên sàn Lodon liên tục giảm, nhưng tỷ giá đồng USD cao nên nhiều đơn vị vẫn mua lên giúp cho giá không bị giảm sâu. Tuy nhiên, theo đánh giá, giá mua cà phê của Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ từ các thị trường khác (đạt 5.353 USD/tấn).
Hiện cà phê Gia Lai được các nước trên thế giới đánh giá rất cao về chất lượng và là sản phẩm tiềm năng để đi vào các thị trường khó tính nhất. Nguyên nhân thúc đẩy giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh là do quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê là Brazil bị giảm sản lượng đã tạo cơ hội xuất khẩu mạnh cho cà phê trong nước nói chung và Gia Lai nói riêng.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên kết để phục vụ cho chế biến xuất khẩu cà phê chất lượng cao có chứng nhận 4C, Rainforest, UTZ nên chất lượng cà phê Gia Lai dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Theo chia sẻ của một doanh nghiệp thành công của tỉnh Gia Lai, để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, công ty tiếp tục mở rộng các hình thức như tự trồng, ký kết bao tiêu sản phẩm với nông dân, liên kết với các hợp tác xã để mở rộng diện tích, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chất lượng, đáp ứng nguồn hàng cho xuất khẩu.
Giá cà phê thế giới giảm
USDA báo cáo sản lượng cà phê toàn cầu tăng trong niên vụ 2022/2023 là nguyên nhân chính đẩy giá cà phê kỳ hạn rơi trở lại vùng tiêu cực…
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 25/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 42 USD, xuống 2.044 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm thêm 39 USD, còn 2.037 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 5,75 cent, xuống 223,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 5,80 cent, còn 221,45 cent/lb, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê hai sàn kỳ hạn đảo chiều sụt giảm sau áp lực từ báo cáo nguồn cung dồi dào của USDA đã khiến đầu cơ vội vàng cắt giảm vị thế ròng hiện đang nắm.
Hôm thứ Năm, Bộ phận Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra báo cáo hai năm một lần về cung – cầu cà phê toàn cầu. Theo báo cáo, dự báo sản lượng toàn cầu trong niên vụ cà phê mới 2022/2023 sẽ tăng 4,7% so với niên vụ trước lên 174,95 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa Arabica của Brasil vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”. USDA cũng dự báo tồn kho cà phê toàn cầu cuối niên vụ 2022/2023 sẽ tăng 6,3% lên 34,70 triệu bao.
Góp thêm phần hỗ trợ cho xu hướng giảm là tỷ giá đồng Reais – Brasil tiếp tục giảm xuống mức thấp 4 tháng rưỡi (1 USD = 5,2520 R$) đã khuyến khích người Brasil đẩy mạnh bán xuất khẩu cà phê vụ mới hiện đang thu hoạch.