Giá cà phê hôm nay 28/6/2022: Tăng nhẹ, có khả năng lên 45 triệu đồng/tấn

(VOH) Giá cà phê ngày 28/6 tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng qua, giá cà phê có khả năng lên 45 triệu đồng/tấn, lượng cung cà phê trong nước còn nhiều.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.100 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 42.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 43,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 43,000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 43,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức  43,000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng  47,000 đồng/kg..

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,600

+100

Lâm Hà (Robusta)

42,600

+100

 Di Linh (Robusta)

42,500

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

43,100

+100

Buôn Hồ (Robusta)

43,000

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

43,000

+100

Ia Grai (Robusta)

43,000

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

43,000

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

43,000

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

47,000

+100

FOB (HCM)

2.086

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 28/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Thị trường cà phê trong nước hôm nay tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng qua. Cơ hội cho giá cà phê nội địa lên 45 triệu đồng/tấn là có thể xảy ra.

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889 nghìn tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam. Tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang thị trường này tuy bị giảm về khối lượng, nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là nhờ giá cà phê xuất khẩu sang thị trường này tăng cao.

Dù xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 được dự báo tăng trưởng tốt, nhưng các doanh đang gặp khó khăn với giá cước vận chuyển và nhiều chi phí khác không ngừng tăng cao. Trong khi, mức giá không có nhiều biến động và lượng cung cà phê trong nước còn nhiều.

Giá cà phê thế giới biến động

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 28/6, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 17 USD/tấn ở mức 2.044 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 4 USD/tấn ở mức 2.040 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 0,6 cent/lb, ở mức 226 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 1,15 cent/lb, ở mức 222,1 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 28/6/2022: Tăng nhẹ, giá cà phê có khả năng lên 45 triệu đồng/tấn 2
Giá cà phê hôm nay 28/6/2022: Tăng nhẹ, giá cà phê có khả năng lên 45 triệu đồng/tấn 3

Trong phiên giao dịch đầu tiên tuần này, giá cà phê Arabica tiếp tục chuỗi giảm, nhưng mức độ đã nhẹ hơn, trong khi Robusta lấy lại được đà tăng ở hạn mức giao hàng tháng 7/2022.

Hàng loạt sự điều chỉnh lãi suất cơ bản tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới; báo cáo định kỳ hai năm một lần về ngành cà phê toàn cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã dự báo toàn cầu sẽ sản xuất khoảng174,95 triệu bao, tăng 4,7%... là những yếu tố kìm hãm giá cà phê hiện tại.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, nâng lãi suất điều hành tại các nước tiêu thụ có khả năng ngăn trở các nhà nhập khẩu do phải cân đối tình hình tài chính và chi phí ngân hàng. Nhưng cước tàu mới chính là “biến số” khó đoán nhất của thị trường hàng hóa sau này. Các công ty vận tải biển đang tận dụng chi phí vận tải ngày càng tăng bằng cách biến những con tàu cũ, rỉ sét thành mỏ vàng, chào giá cao cho người tiêu dùng cho đến khi đội tàu mới đi vào hoạt động.

Vị chuyên gia cho biết, tổng kết những khó khăn của thị trường cà phê (nếu các vùng trồng cà phê Brazil không xảy ra sương giá hay hạn hán), gồm: Giá đầu vào sản xuất tăng, giá bán lẻ tiêu thụ tăng do lạm phát, cước tàu biển căng thẳng cộng với một năm tới đây sản lượng cà phê thế giới được mùa giữa lúc các đồng nội tệ tại các nước sản xuất có nguy cơ mất giá.

Tuy vậy, giá cà phê nội địa sẽ không theo giá phái sinh do các nhà kinh doanh tính lợi nhuận trên đồng ngoại tệ (USD) được giá khi thu về. Ông Bình dự báo, cơ hội cho giá cà phê nội địa lên 45 triệu đồng/tấn là có thể xảy ra, nhưng không phải do giá trên sàn London tăng mà nhờ VND trượt giá so với USD.

Trong một diễn biến khác, Trong tháng 4, tổng xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1 triệu bao. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu niên vụ 2021-2022, xuất khẩu cà phê hòa tan vẫn tăng khá mạnh 15,7% lên mức 7,9 triệu bao.

Kết quả này đã đưa tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu lên mức 9,6% (tính theo trung bình 12 tháng) vào tháng 4 từ 9% của cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất với 2,3 triệu bao trong 7 tháng đầu niên vụ 2021-2022, tiếp theo là Indonesia với 1,6 triệu bao, Ấn Độ ở vị trí thứ ba với 1,2 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê rang xay sau khi giảm vào tháng trước đã tăng 7,5% trong tháng 4 lên 72.138 bao.

Trong tháng 5, chỉ số cà phê thế giới được tổng hợp và theo dõi bởi ICO (I-CIP) đã giảm 2,4% so với tháng trước, đạt trung bình 193,7 US cent/pound.

Xu hướng tổng thể của thị trường có nhiều biến động do vẫn chịu ảnh hưởng bởi nút thắt trong chuỗi cung ứng cà phê chưa được giải quyết, trong khi nền kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều rủi ro và thách thức.

Bình luận