Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 36.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 35.000 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 35.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 35.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 36.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 36.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 35.900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 35.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông t giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 35.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở mức 35.800 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 37.400 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
35,100 |
-100 |
Lâm Hà (Robusta) |
35,100 |
-100 |
Di Linh (Robusta) |
35,000 |
-100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
36.200 |
-100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
36.000 |
-100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
35,900 |
-100 |
Ia Grai (Robusta) |
35,900 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
35,900 |
-100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
35.800 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
37,400 |
-100 |
Theo thống kê, xuất khẩu cà phê tháng 6/2021 của Việt Nam ước đạt 110.000 tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ; 6 tháng đầu năm đạt 825.000 tấn, giảm 12,3% so với năm ngoái. Nguyên nhân do xuất khẩu bị ách tắc do giá cước tàu biển tăng cao và việc thiếu container rỗng.
Theo Bộ NN&PTNT, vùng cà phê Tây Nguyên đã bước vào mùa mưa năm nay, sẽ hỗ trợ tốt cho cây cà phê phát triển vụ mới với dự đoán sản lượng tăng nhẹ.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới (bắt đầu từ ngày 1/10/2021) sẽ tăng 6,31% so với vụ hiện tại, đạt 30,83 triệu bao (gồm 29,68 triệu bao Robusta và 1,15 triệu bao Arabica).
Việc tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội tại các thị trường tiêu thụ lớn ở châu Âu, châu Mỹ kỳ vọng hỗ trợ giá tăng, trong khi lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu Brazil và Việt Nam có phần chậm lại.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới (bắt đầu từ ngày 1/10/2021) sẽ tăng 6,31% so với vụ hiện tại, đạt 30,83 triệu bao (gồm 29,68 triệu bao Robusta và 1,15 triệu bao Arabica).
Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường châu Âu, Mỹ gặp khó khăn do tình trạng thiếu container rỗng vẫn rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu cà phê của châu Âu và Mỹ tăng trở lại khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, sẽ tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.
Sự quan tâm thị trường Liên minh châu Âu (EU) đối với các loại cà phê chất lượng cao là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu cà phê. Ngành cà phê Việt Nam nên hướng tới các thị trường ngách Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, nơi số lượng cửa hàng kinh doanh cà phê ngày càng gia tăng.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 28 USD, tức tăng 1,67 %, lên 1.707 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 6 USD, tức tăng 0,35 %, lên 1.699 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình. Giá cà phê sàn London thiết lập cấu trúc nghịch đảo ở các kỳ hạn gần.
Trong khi đó, thị trường New York có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm liên tiếp. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 4,75 cent, tức giảm 2,92 %, xuống 153,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm tất cả 4,70 cent, tức giảm 2,88 %, còn 155,95 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê hai sàn có xu hướng trái chiều khi dự báo Brasil sẽ có sương giá trong những ngày cuối tháng 6. Theo ghi nhận chưa chính thức, sương giá có khả năng gây hại vùng Trung Tây, là nơi chiếm tới hơn 26% sản lượng cà phê Conilon Robusta của Brasil. Tuy nhiên, sự gây hại của sương giá ở mức độ nào thì dự kiến khoảng cuối tuần sau mới có báo cáo chi tiết đầy đủ.
Trong khi đó, thị trường New York sụt giảm trở lại trước sức ép của vụ thu hoạch mới năm nay, tuy đã khẳng định Brasil mất mùa nghiêm trọng, kết hợp với thông tin Colombia đã khai thông các tuyến đường cao tốc vận chuyển cà phê ra các cảng xuất khẩu. Hiệp hội Cà phê Quốc gia (FNC) cho biết khoảng 700.000 bao cà phê xuất khẩu bị đình trệ vì những cuộc biểu tình hồi đầu tháng Năm sẽ được tăng tốc để bù đắp trong những tháng tới nhằm bảo đảm Colombia vẫn hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao trong năm nay.
Thị trường cà phê Australia là một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Dự kiến tiêu thụ cà phê tại Australia sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,19%/năm trong giai đoạn 2021 – 2026.
Xét về mức tiêu thụ bình quân đầu người, Australia nằm trong số 30 quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Tiêu thụ cà phê nội địa hàng năm ở Australia đạt gần 1,87 triệu bao (loại 60 kg).
Trung bình, người Australia tiêu thụ khoảng 1,91 kg cà phê/người/năm vào năm 2019, trong đó 1,39kg là cà phê rang và khoảng 0,53kg là cà phê hòa tan.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà của người dân Australia tăng mạnh. Thị hiếu tiêu dùng của người Australia ưa chuộng nhiều loại cà phê khác nhau (cà phê nguyên hạt, dạng xay, hòa tan và dạng viên nang).
Trong đó, cà phê pha chế từ hạt cà phê rang được ưa chuộng nhất, song tiêu dùng cà phê hòa tan tại Australia có xu hướng tăng bởi sự tiện dụng và pha chế dễ dàng, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).