Giá cà phê ngày 9/8: “Lặng sóng” phiên đầu tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 9/8 đi ngang tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm. Thị trường trầm lắng. Giá cà phê thế giới ổn định.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 36.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 35.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 35.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 35.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk ổn định, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 36.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 36.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, giá tại Pleiku là 36.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 36.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đi ngang, dao động ở ngưỡng 36.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ổn định, dao động ở  mức 36.300 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đứng yên, dao động ở  ngưỡng  38.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

35,600

0

Lâm Hà (Robusta)

35,600

0

 Di Linh (Robusta)

35,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

36.700

0

Buôn Hồ (Robusta)

36.500

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

36,400

0

Ia Grai (Robusta)

36,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

36,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

36.300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

38,100

0

Giá cà phê hôm nay 9/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Về giá cà phê tuần này, chuyên gia Nguyễn Quang Bình dự báo, thị trường vẫn rất thất thường. Thời tiết tại Brazil sắp tới có mưa hay lượng mưa như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá Arabica, trong bối cảnh vừa trải qua đợt sương giá vừa qua. Bên cạnh đó, thị trường sẽ có nhiều đồn đoán về các điều chỉnh chính sách của Fed. Theo đó, giới đầu cơ sẽ tiếp tục tạo các bước giá mới, đẩy cà phê tiếp tục lên cao, sau đó chốt lời nhanh chóng, như kịch bản cho đợt sương giá vừa rồi tại Brazil. Vậy nên, lời khuyên của các chuyên gia, phải căn cứ vào nhu cầu thực tế để giao dịch, tránh nghe theo các tin đồn trên sàn, và cân nhắc các yếu tố đường dài.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với tháng 6/2021, so với tháng 7/2020 ổn định về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 953 nghìn tấn, trị giá 1,754 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.

Trong quý II/2021, diễn biến phức tạp của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực lên hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2021 đạt 390,4 nghìn tấn, trị giá 738,52 triệu USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với quý I/2021, so với quý II/2020 giảm 8,1% về lượng, nhưng tăng 2,6% về trị giá.

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn do dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và lệnh giãn cách xã hội được áp dụng trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng tiếp tục kéo dài khiến chi phí tăng mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới.

Theo thống kê, cà phê Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 14% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil. Để tháo gỡ vấn đề logistics, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) vừa gợi ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu vận chuyển hàng hóa theo đường sắt để giảm chi phí và gánh nặng vận tải.

Giá cà phê thế giới đứng yên

Tính chung tuần qua, thị trường London có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 43 USD, tức giảm 2,41 %, xuống 1.743 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm tất cả 46 USD, tức giảm 2,61 %, còn 1.754 USD/tấn, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trong khi đó, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 2,55 cent, tức giảm 1,98 %, xuống 176 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm tất cả 3,40 cent, tức giảm 1,86 %, còn 179,05 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hai sàn tiếp tục sụt giảm do đầu cơ chốt lời ngắn hạn sau khi đã đẩy cao quá mức trước tin tức sương giá gây hại trên vành đai cà phê Brasil. Bên cạnh còn là việc yêu cầu tăng thêm mức ký quỹ của hai sàn cà phê kỳ hạn cũng khiến giới đầu cơ phải tính toán, cân đối lại các vị thế hiện đang nắm giữ.

Tuy vậy, thị trường cà phê thế giới trong tuần vẫn còn nguyên mối lo nguồn cung hàng thực từ các nước sản xuất tiếp tục chậm lại do dịch bệnh covid-19 biến chủng mới gia tăng và giá cước vận tải biển vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.

Xuất khẩu hạt cà phê toàn cầu dự kiến ​​giảm 4,8 triệu bao xuống 115,5 triệu bao.

Do sản lượng giảm trong khi tiêu thụ tăng, tồn kho cà phê cuối niên vụ dự kiến ​​sẽ giảm 7,9 triệu bao xuống 32 triệu bao.

Tiêu thụ cà phê thế giới dự báo sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil. Ảnh: Roasty Coffee

Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021/22 sẽ giảm 11 triệu bao so với năm trước xuống 164,8 triệu, chủ yếu do ảnh hưởng của những đợt hạn hán và băng giá đối với vụ mùa của Brazil khi cây cà phê Arabica bước vào năm cuối của chu kỳ cho năng suất cao hai năm một lần (1 bao = 60 kg).

Xuất khẩu hạt cà phê toàn cầu dự kiến ​​giảm 4,8 triệu bao xuống 115,5 triệu bao do lượng xuất khẩu của Brazil giảm nhiều hơn, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng.

Tiêu thụ cà phê thế giới dự báo sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil.

Do sản lượng giảm trong khi tiêu thụ tăng, tồn kho cà phê cuối niên vụ dự kiến ​​sẽ giảm 7,9 triệu bao xuống 32 triệu bao.