Chờ...

Giá gas hôm nay 13/5/2022: Quay đầu tăng nhẹ

(VOH) - Giá gas hôm nay 13/5 điều chỉnh tăng không quá 0,5%. Nhiệt độ cao được dự báo kéo dài tác động lên giá khí đốt tự nhiên.

Giá gas thế giới tăng nhẹ 

Giá gas hôm nay 13/5, lúc 14h00, giờ Việt Nam, tăng gần 0,5% lên mức 7,70 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2022.

Giá gas hôm nay 13/5/2022: Quay đầu tăng nhẹ 
Ảnh minh họa - Internet 

Hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn tăng phiên thứ ba liên tiếp trong bối cảnh nhiệt độ cao được dự báo tiếp diễn trong các mô hình thời tiết ngắn hạn. 

Hợp đồng khí đốt tương lai của châu Âu tăng tới 22% sau khi dòng khí đốt từ Nga giảm và do lo ngại gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt hơn nữa.

Nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sang châu Âu đang rất mạnh mẽ, do lục địa này đang tìm kiếm nguồn xuất khẩu nhiên liệu siêu lạnh của Mỹ để bù đắp nguồn cung của Nga.

Các nước châu Âu cũng đang nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc vào khí đốt của Điện Kremlin để phản đối cuộc chiến Nga ở Ukraine.

Kể từ đầu năm, hợp đồng khí đốt kỳ hạn của Mỹ đã tăng hơn gấp đôi, do giá toàn cầu cao hơn khiến nhu cầu đối với xuất khẩu LNG của Mỹ tăng mạnh kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

Theo Bloomberg, ước tính sản lượng đã dao động trở lại trong tuần này và chỉ giữ dưới 95 Bcf. Đồng thời, nhu cầu sẽ gia tăng do sự thay đổi thời tiết vào đầu tháng 5.

Mức tăng trong tuần qua đã nâng lượng tồn kho lên 1.643 Bcf, nhưng khiến hàng tồn kho thấp hơn nhiều so với mức đầu năm là 2.019 Bcf và mức trung bình 5 năm là 1.955 Bcf 

Việc ngừng cung cấp khí đốt Nga tại Ukraine tác động đến nguồn cung của Đức

Việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga qua một điểm trung chuyển quan trọng ở miền Đông Ukraine ngày 11/5 đã ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt của Đức, vốn đã giảm 25%.

Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng căng thẳng Nga-Ukraine có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với châu Âu, nơi vốn đang phải "vật lộn" với giá năng lượng tăng cao và đang cố gắng tìm kiếm các nguồn thay thế cho khí đốt của Nga.

Nhiều dữ liệu cho thấy dòng chảy khí đốt qua Sokhranivka, điểm trung chuyển của một phần ba nguồn cung khí đốt của Nga tới châu Âu, đã giảm xuống 0.

Trong khi đó, Berlin cho biết việc giảm trung chuyển khí đốt đồng nghĩa với việc lượng khí đốt chảy đến Đức đã "giảm 25%" so với ngày 10/5, nhưng khẳng định sự thiếu hụt này đang được bù đắp bởi dòng chảy từ Na Uy và Hà Lan, và nguồn cung năng lượng của nước này đã được đảm bảo.