Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 30/7: Tiếp tục tăng mạnh

(VOH) - Giá thép ngày 30/7 tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt kỳ hạn tại châu Á giảm do dự báo nhu cầu sẽ giảm đối với nguyên liệu sản xuất thép ở nước mua hàng đầu là Trung Quốc.

Giá thép thế giới tiếp đà tăng

Giá thép ngày 30/7 giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 74 nhân dân tệ lên mức 5.755 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 30/7: Tiếp tục tăng mạnh 1
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 30/7: Tiếp tục tăng mạnh 2

Giá quặng sắt kỳ hạn tại châu Á giảm trong phiên vừa qua do dự báo nhu cầu sẽ giảm đối với nguyên liệu sản xuất thép ở nước mua hàng đầu là Trung Quốc, bất chấp thông báo về việc xuất khẩu từ nhà sản xuất lớn nhất thế giới - Rio Tinto – sẽ giảm thấp.

Theo đó, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên giảm 1,6% xuống 1.114,50 CNY (172,37 USD), là phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

Hợp đồng quặng sắt giao dịch tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore cũng giảm 2,9% xuống  189,90 USD/tấn.

Trái với quặng sắt, giá thép đồng loạt tăng, thép thanh vằn trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 3,3% và thép không gỉ tăng 3,2%.

Từ ngày 1/8/2021, Trung Quốc sẽ tăng thuế xuất khẩu đối với gang và ferrochrome, đồng thời dỡ bỏ các khoản giảm thuế xuất khẩu đối với 23 sản phẩm thép, Reuters đưa tin.

Đây là lần điều chỉnh thứ hai trong ba tháng qua trong bối cảnh quốc gia này đang tìm cách đảm bảo nguồn cung trong nước và đồng thời kiểm soát sản lượng để hạn chế phát thải.

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm (29/7), Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, thuế xuất khẩu đối với gang có độ tinh khiết cao sẽ được nâng lên 20% từ 15% và đối với ferrochrome sẽ được tăng lên 40% từ 20%.

Song song đó, quốc gia này cũng sẽ hủy bỏ việc hoàn thuế xuất khẩu đối với 23 sản phẩm thép, bao gồm một số sản phẩm thép cuộn cán nguội và thép silic có giá trị gia tăng cao hơn so với thép carbon.

Theo Bộ Tài chính, những thay đổi này được đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy quá trình nâng cấp và phát triển các sản phẩm chất lượng cao của ngành thép.

Trước đó, vào ngày 1/5/2021, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới này cũng đã thông báo loại bỏ các khoản giảm thuế xuất khẩu đối với 146 sản phẩm thép, tăng thuế xuất khẩu gang và sắt, bên cạnh miễn một số thuế nhập khẩu tạm thời.

Tuy nhiên, do nhu cầu và giá thép vẫn được hỗ trợ tốt bởi sự phục hồi kinh tế toàn cầu, xuất khẩu các sản phẩm thép của quốc gia này đã tăng 23% trong tháng 6 sau khi giảm 34% trong tháng 5.

Trong nửa đầu năm 2021, sản lượng thép của Trung Quốc đã tăng 11,8%, khiến chủ trương hạn chế sản lượng thép thô hàng năm trong năm nay trở thành một thách thức lớn.

Ông Tang Chuanlin, Nhà phân tích của CITIC Securities, nhận định, các nỗ lực kiểm soát xuất khẩu là để hạn chế lượng hàng sản xuất trong nước. Tình trạng khan hiếm nguồn cung thép trên thị trường dự kiến sẽ diễn ra trong nửa cuối năm nay.

Nhập khẩu sắt thép 6 tháng năm 2021 tăng cả lượng, kim ngạch và giá

6 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập khẩu gần 7,1 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương 5,79 tỷ USD, giá trung bình 815,2 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2021 nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam tăng cả về khối lượng, kim ngạch và giá so với tháng 5/2021, với mức tăng tương ứng 18%, 25,7% và 6,4%, đạt 1,12 triệu tấn, tương đương 1,14 tỷ USD, giá 1.017,6 USD/tấn; so với tháng 6/2020 thì tăng giảm 5,6% về khối lượng nhưng tăng 75,4% về kim ngạch và tăng 85,8% về giá.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập khẩu gần 7,1 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương 5,79 tỷ USD, giá trung bình 815,2 USD/tấn, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 43,9% về kim ngạch và tăng 35,9% về giá so với 6 tháng đầu năm 2020.

Sắt thép của Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, chiếm 51,3% trong tổng khối lượng và chiếm 48,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 3,64 triệu tấn, tương đương 2,83 tỷ USD, giá trung bình 776,4 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 60,9%, 106,2 và 28%. Riêng tháng 6/2021 nhập khẩu từ thị trường này tăng 3% về khối lượng, tăng 11,8% về kim ngạch và tăng 8,5% về giá so với tháng liền kề trước đó, đạt 515.344 tấn, tương đương 527,69 triệu USD.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắt thép cho Việt Nam chiếm 13% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 943.666 tấn, tương đương 753,77 triệu USD, giá trung bình 798,8 USD/tấn, giảm 20,7% về lượng nhưng tăng 8,6% kim ngạch và tăng 37 về giá; riêng tháng 6/2021 nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh 32,4% về khối lượng, tăng 41% về kim ngạch và tăng 6,5% về giá so với tháng 5/2021, đạt 158.672 tấn, tương đương 149,96 triệu USD.

Tiếp sau đó là thị trường Hàn Quốc đạt 768.379 tấn, tương đương 744,11 triệu USD, giá trung bình 968,4 USD/tấn, giảm 5,9% về lượng nhưng tăng 22% kim ngạch, và giá tăng 29,9%, chiếm 10,8% trong tổng khối lượng và chiếm 12,9% trong tổng kim ngạch.

Giá thép hôm nay ngày 30/7/2021 tại 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 30/7: Tiếp tục tăng mạnh 3
Bình luận