Giá tiêu hôm nay 18/10/2022: Ảm đạm

(VOH) - Giá tiêu ngày 18/10 không biến động so với phiên giao hôm qua. Giá tiêu cao nhất ghi nhận mức 62.000 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất ở Gia Lai.

Giá tiêu hôm nay 18/10 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 62.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  59.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 60.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 59.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 62.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 61.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 60.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

60,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

59,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

60, 500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

62,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

61.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

60, 000

0

Việt Nam lại đang là quốc gia có công nghệ chế biến tiêu hiện đại nhất thế giới. Vì vậy, ngoài xuất khẩu Việt Nam còn là một trong những nước nhập khẩu và chế biến tiêu hàng đầu.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 174.536 tấn, trị giá 770,4 triệu USD, giảm 18% về lượng, nhưng tăng 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá tiêu trong nước đang dao động ở mức 60.000 – 62.500 đồng/kg, giảm 27% so với mức giá 80.000 – 85.000 đồng/kg hồi đầu năm nay.

Các thị trường chủ lực xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Pakistan, Anh…

Đáng chú ý, Cục Xuất nhập khẩu tập trung phân tích khá rõ nét tình hình xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ. Số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho thấy: Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hoa Kỳ trong 5 tháng năm 2022 với lượng nhập khẩu đạt 27,52 nghìn tấn, trị giá 134,25 triệu USD, tăng 19,8% về lượng và tăng 84,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 64,48% trong 5 tháng đầu năm 2021 lên 74,65% trong 5 tháng đầu năm 2022.

Thị phần hạt tiêu của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm từ 8,68% trong 5 tháng đầu năm 2021 xuống 7,59% trong 5 tháng đầu năm 2022.

Còn theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay ngành tiêu đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Bao gồm cả việc bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn. Các thị trường này có cước phí rẻ hơn Việt Nam nên giá xuất khẩu luôn được chào bán thấp hơn.

Giá tiêu hôm nay 18/10/2022: Ảm đạm 
Thị trường hạt tiêu hôm nay ảm đạm.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), trong tháng 9 xuất khẩu tiêu của Brazil, nước xuất khẩu tiêu lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam, đã tăng 34% so với tháng trước lên 8.063 tấn.

Tuy nhiên, tính chung trong 9 tháng đầu năm xuất khẩu tiêu của Brazil vẫn giảm nhẹ 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 59.739 tấn.

Trong đó, Việt Nam đã nhập khẩu 12.997 tấn tiêu từ Brazil trong 9 tháng đầu năm với trị giá 4,9 triệu USD, tăng 2,7 lần về lượng và 3,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là khối lượng tiêu lớn nhất mà Việt Nam từng nhập khẩu từ Brazil từ trước đến nay.

Trên thị trường thế giới, tính đến ngày 11/10 giá tiêu Brazil đang được chào bán ở mức 2.600 USD/tấn so với 3.250 – 3.350 USD/tấn đối với tiêu đen 500 – 550 g/l của Việt Nam và mức giá 3.824 USD/tấn của Indonesia.

Giá tiêu của Brazil khá cạnh tranh nhưng trở ngại lớn nhất của ngành tiêu nước này vẫn là sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên tiêu đen khiến Brazil gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng thị phần tại các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU hay Mỹ.

Tại Ấn Độ, những người trồng tiêu đen và hạt cau đã bị thiệt hại 1,26 lakh rupee do quyết định nhập khẩu của chính phủ. Karnataka là nơi trồng loại hạt cau và hạt tiêu đen tốt nhất trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, chính phủ trung ương đã quyết định nhập khẩu hạt cau từ Bhutan qua Nepal và cũng đã lần đầu tiên cho phép nhập khẩu hạt cau đen từ Việt Nam qua Sri Lanka.

Trước quyết định này của chính phủ, người trồng các loại nông sản này không khỏi lo lắng khi trong nước có đủ sản lượng cau và tiêu đen để tiêu thụ nội địa.