Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 72.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 70.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 72.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 69.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
70.000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
69.000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
70.000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
72.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
71.000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
69.500 |
0 |
Giá tiêu trong nước hôm nay đi ngang ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu mất 1.000 đồng ở Bà Rịa - Vũng Tàu, giảm 1.500 đồng tại những địa phương còn lại.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 5/2023 đạt 28,93 nghìn tấn, trị giá 89,88 triệu USD, tăng 9,4% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với tháng 4/2023, so với tháng 5/2022 tăng 32,4% về lượng, nhưng giảm 8,6% về trị giá.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt xấp xỉ 131,5 nghìn tấn, trị giá 406,5 triệu USD, giảm 11,6% về lượng và giảm 33,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng trong tháng 5 năm nay, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.106 USD/tấn, giảm 1,6% so với tháng trước và giảm 31,0% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 được ghi nhận ở mức 3.092 USD/tấn, giảm 33,2% so với cùng kỳ năm 2022
Giá tiêu thế giới
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 26/6, giá giảm với tiêu Indonesia. Theo đó, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.735 USD/tấn, giảm 0,54%; Giá tiêu trắng Muntok 6.168 USD/tấn, giảm 0,54%.
Với các quốc gia còn lại, giá duy trì ổn định. Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay giảm tại Indonesia, ổn định tại các quốc gia khác.
Suy thoái kinh tế tiếp tục đè nặng lên các quốc gia nhập khẩu tiêu hàng đầu trên thế giới. Trong đó thị trường Mỹ và EU giảm tốc trông thấy.
Lý giải về nguyên nhân xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ và EU sụt giảm, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay, các nhà mua hàng khu vực này có tâm lý chờ đón thêm hàng vụ mới từ Indonesia (tháng 7-8) và Brazil với hy vọng giá mua giảm xuống. Ngoài ra, lượng hàng tồn từ các năm trước đang còn khiến các nhà mua từ EU và Hoa Kỳ chưa vội tham gia thị trường trong 5 tháng qua.
Sản lượng vụ mới tại Brazil và Indonesia dự kiến giảm, cộng với Mỹ và châu Âu tăng cường mua bổ sung cho kho dự trữ (giống Trung Quốc 5 tháng đầu năm) giúp thị trường hồ tiêu toàn cầu khởi sắc vào nửa cuối quý.
Tâm lý chờ đón thêm hàng vụ mới từ Indonesia tháng 7-8 và Brazil, với hy vọng giá giảm nên chưa có sự sôi động giao dịch từ thị trường EU và Mỹ.
Xuất khẩu sang châu Á và châu Phi tăng tốc, giúp thị trường hồ tiêu nội địa không những không giảm mà còn tăng tốt ngay cả khi vụ thu hoạch năm nay diễn ra.
Trên thực tế lượng hàng tồn từ các năm trước cũng giúp cho các nhà mua từ EU và Mỹ nấn ná lưỡng lự chưa vội tham gia thị trường trong 5 tháng qua. Mức giá hiện nay là chưa hấp dẫn, là chưa cạnh tranh, cộng thêm tâm lý chờ hàng vụ mới của Indonesia và Brazil nên đang cố gồng thị trường để có thể đẩy giá xuống.