Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 78.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 74.000 đồng/kg tại Đồng Nai
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong mức 77.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Gia Lai đi ngang , dao động ở ngưỡng 75.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 78.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 74.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
77,000 |
+1.000 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
75,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
77,000 |
+1.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
78.500 |
+1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
77, 500 |
+1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
74,000 |
+1.000 |
Thị trường trong nước tiếp tục có những diễn biến sôi động khi bắt đầu tuần mới. Các công ty xuất khẩu, đại lý tích cực gom hàng đẩy giá tiêu liên tục tăng trong 1 tuần gần đây. Một số địa phương ở Tây Nguyên nới lỏng giãn cách xã hội giúp hoạt động giao thương được thuận lợi và dễ dàng hơn. Sau khoảng thời gian bình lặng trong tháng 7, lượng tiêu dự trữ giảm dần buộc các công ty phải tăng mua.
Tuy vậy, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) Thái Như Hiệp cho biết, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Gia Lai gặp khó ngay từ đầu tháng 7, khi mà dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. “Lượng hàng xuất khẩu của đơn vị chủ yếu thông qua các cảng lớn ở phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh, trong khi dịch bệnh xảy ra đã làm cho các hãng tàu và container vốn đã khó gặp nhau, giờ càng khó hơn. Bên cạnh đó, nhân viên giao nhận, làm chứng từ và đội ngũ lái xe cũng gặp khó khi đi từ vùng dịch về, buộc phải cách ly theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ”.
Cũng theo ông Hiệp, Công ty đang tồn khoảng 20 ngàn tấn sản phẩm gồm cà phê và hồ tiêu chưa xuất khẩu được. Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên nhiều nước phải thực hiện các biện pháp chống dịch. Ngoài ra, còn do thiếu tàu, container, xe vận chuyển, nhân công… “Hiện các khu công nghiệp lớn có chi nhánh của Công ty như Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh gần như bị tê liệt do dịch bệnh. Do vậy, việc xuất khẩu hàng của Công ty đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Theo đó, chi phí đầu vào tăng cao do hàng tồn kho không xuất được, phải thuê kho bãi để chứa hàng, rồi chi phí nhân công…”, ông Hiệp chia sẻ.
Tình trạng của Vĩnh Hiệp cũng là tình cảnh chung của các đơn vị xuất khẩu hồ tiêu hiện nay. Buộc tăng mua để gom hàng những xuất khẩu liên tục bị ách tác. Dù các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đã có nhiều kiến nghị, giải pháp nhưng tương lai của hồ tiêu xuất khẩu vẫn rất khó do Covid-19. Các đơn vị xuất hàng ngày càng nóng ruột, bởi càng lâu độ rủi ro càng tăng, dẫn đến chi phí càng nhiều, nguy cơ lỗ càng nặng hơn.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giảm 8,35 rupee/tạ, ở mức 41.366,65 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 5/8/2021 đến ngày 11/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR.
Giá tiêu thế giới giảm
Hôm nay 10/8/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giảm 8,35 rupee/tạ, ở mức 41.366,65 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ổn định ở mức 39.250 Rupi/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 5/8/2021 đến ngày 11/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR. Như vậy giá tiêu nội địa của Ấn Độ có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian qua.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu hơn 22.580,68 tấn hạt tiêu, gồm cả tiêu gắn chỉ dẫn địa lý (GI) mang nhãn hiệu Kampot và giống không gắn GI, tăng 558,19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, hạt tiêu Campuchia được xuất khẩu đến 19 quốc gia, trong đó Việt Nam là quốc gia thu mua hàng đầu (22.217 tấn), tiếp theo là Đức (244,57 tấn), Pháp (20,14 tấn) và Bỉ (15,98 tấn).
Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), nhận định, xuất khẩu hạt tiêu không gắn GI của Campuchia hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Việt Nam.
Nguyên nhân là do các công ty địa phương không thể tìm được đơn vị giao thương. Chính vì vậy, họ chỉ có thể dựa vào các công ty lớn có trụ sở tại Việt Nam để thu mua và chế biến hồ tiêu của họ, The Phnom Penh Post đưa tin.