Giá tiêu ngày 19/5/2022: Thị trường “Lặng sóng”

(VOH) - Giá tiêu ngày 19/5 đi ngang, nửa đầu tháng 5/2022, cả nước xuất khẩu được 10.454 tấn, giảm so với tháng trước, riêng xuất khẩu đi Mỹ là 1.500 tấn.

Giá tiêu sáng nay đứng yên, cao nhất ở ngưỡng 76.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 73.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 73.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  76.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 73.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

74,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

73,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

74,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

76,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

75,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

73, 500

0

Giá tiêu hôm nay 19/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện giao dịch thực tế ít. Các đơn vị xuất khẩu đã đủ hàng xuất cho những hợp đồng tháng 6, do vậy nhu cầu mua hiện tại thấp. Trong khi đó năm nay nông dân chủ động giữ hàng nhiều, chỉ bán ra khi cần, cho nên thị trường không có biến động lớn.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 16 ngày đầu tháng 5/2022, cả nước xuất khẩu được 10.454 tấn, trong đó tiêu đen đạt 8.973 tấn, tiêu trắng đạt 1.481 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 47,5 triệu USD.

Trong đó, Mỹ, Singapore và UAE là những thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam với lượng nhập khẩu lần lượt là 1.582 tấn, 1.397 tấn và 1.325 tấn. Olam, Phúc Sinh và Trân Châu là các doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu trong 16 ngày đầu tháng 5.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 2.916 tấn, kim ngạch đạt 11,7 triệu USD. Lượng nhập khẩu chủ yếu đến từ Campuchia chiếm 48,7% và từ Brazil chiếm 38,9%. Trong khi đó, Olam vẫn tiếp tục là doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu đạt 35,7%, tiếp theo là Trân Châu và Gia vị Sơn Hà.

Trước đó, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 4/2022 đạt 24.630 tấn tiêu các loại, tăng 903 tấn, tức tăng 3,81 % so với tháng trước nhưng lại giảm 7.602 tấn, tức giảm 23,59% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 114,02 triệu USD, tăng 23,39 triệu USD, tức tăng 2,09 % so với tháng trước và tăng 8,80 triệu USD, tức tăng 8,37 % so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy có thể thấy xuất khẩu tháng 5/2022 có xu hướng giảm so với tháng trước. Nguyên nhân do lạm phát toàn cầu gia tăng vượt mức, trong khi cuộc chiến ở Đông Âu kéo dài, và Trung Quốc thắt chặt các cửa khẩu biên giới ở phía Bắc vì dịch bệnh đã làm xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường tiêu thụ lớn này cũng bị đình trệ.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Năm nay, chi phí sản xuất từ phân bón, xăng dầu, công thu hái tăng cao. Do đó, người trồng tiêu có xu hướng chỉ bán một số lượng nhỏ đủ để trang trải chi phí tạm thời và ưu tiên giữ lại hàng để đợi giá cao hơn.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu 53.778 tấn hồ tiêu trong quý I, trị giá 250,8 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 12,1% về lượng tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 40,3%.

Trong đó, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ tăng trưởng khả quan, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga và Ukraine lại giảm mạnh.

Trên thị trường quốc tế, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh ở hầu hết nhà cung cấp lớn trong những tháng đầu năm 2022.

Trong đó, điển hình là Brazil với khối lượng hồ tiêu xuất khẩu giảm 20,1%, Indonesia giảm 36,2% và Ấn Độ giảm 14,6%.

Thị trường đang có chiều hướng khá tiêu cực khi không có quốc gia nào ghi nhận sự gia tăng.

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ giảm do đồng Rupee giảm 1% so với USD (77,36 INR/USD). Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 2%, từ 6.969 xuống 6.838 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng 2%, từ 7.230 xuống 7.097 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, sau 2 tuần tăng, giá tiêu nội địa giảm do đồng Rupee Sri Lanka giảm 4% so với USD (362,86 LKR/USD). Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 4%, từ 5.681 USD/tấn xuống 5.469 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, thị trường đã mở cửa trở lại sau lễ Eid Fitr Mubarak 1443 H của người Hồi giáo tại Indonesia vào tuần trước. Tuy nhiên giao dịch vẫn ít. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia từ 3.433 USD/tấn; tiêu trắng từ 5.904 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung 4.080 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang từ 6.810USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu nội địa Malaysia giảm trong tuần này do đồng Ringgit Malaysia giảm 0,5% so với USD (4,38 MYR/USD). Còn giá tiêu của Malaysia giao dịch trên thị trường quốc tế tiếp tục ổn định.

Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giảm 1%, từ 4.148 xuống 4.127 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 5.926 xuống 5.899 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.

Bình luận