Giá tiêu ngày 21/3/2022: Sức tiêu thụ chậm

(VOH) - Giá tiêu ngày 21/3 vẫn trong xu hướng đi ngang đang. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt Nam.

Giá tiêu trong nước sáng nay ổn định. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 78.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đứng yên, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định , dao động trong ngưỡng  81.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đứng yên , dao động ở ngưỡng 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 79.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

79,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

78,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

79,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

80,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

79, 000

0

Giá tiêu hôm nay 21/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 3, Việt Nam xuất khẩu được 11.146 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch đạt 52 triệu USD. Lũy tiến từ đầu năm đến 15/3/2022, Việt Nam xuất khẩu được 41.197 tấn, kim ngạch đạt 191,1 triệu USD.

Số liệu thống kê trên cho thấy tình hình xuất khẩu khả quan. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam thêm 50 USD/tấn, tương ứng 4.200 USD/tấn (550g/l) và 6.000 USD/tấn.

Trước đó, tính hết tháng 2/2022, Việt Nam mới xuất khẩu được 30.676 tấn, trong đó tiêu đen đạt 25.585 tấn, tiêu trắng đạt 5.091 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 141.3 triệu USD, tiêu đen đạt 111,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 30 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 lượng xuất khẩu tăng 1,3% kim ngạch xuất khẩu tăng 60,9%.

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang châu Mỹ tăng 9%, trong đó Mỹ tiếp tục là thị truờng nhập khẩu lớn nhất đạt 8.576 tấn, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Ở khu vực châu Âu, nhập khẩu tăng 5,2%, đứng đầu là các thị trường: Đức 1.616 tấn, tăng 45,1%; Hà Lan 1.008 tấn, tăng 17,8%, xuất khẩu sang một số thị trường Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ giảm.

Trong khi đó, xuất khẩu tới các thị trường châu Á tăng 2,8%. Cụ thể, nhập khẩu của Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) tăng mạnh, trong khi nhập khẩu của Trung Quốc nội địa tiếp tục giảm 71,5% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu sang châu Phi tiếp tục bị cạnh tranh bởi hồ tiêu Brazil khi nhập khẩu của khu vực này giảm 46%.

2 tháng đầu năm 2022 Việt Nam đã nhập khẩu 4.771 tấn, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 10,2%. Brazil, Cambodia và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp tiêu chủ yếu cho Việt Nam, trong đó nhập khẩu từ Brazil tăng 9,2%, từ Campuchia tăng 743.7%.

Tuy nhiên, nhập khẩu từ Indonesia giảm 76,9%. Olam vẫn là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất, tuy nhiên so cùng kỳ giảm 20,2%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Thị trường tiêu đen toàn cầu bao gồm các phân khúc hạt tiêu đen xay, hạt tiêu đen nứt thô và hạt tiêu đen nguyên hạt, theo trang Industry Today.

Trong đó, xét về doanh thu, phân khúc hạt tiêu đen xay được ước tính sẽ chiếm lĩnh thị trường với 47,7% thị phần vào cuối năm 2016.

Toàn bộ phân khúc tiêu đen dự kiến sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 6% về giá trị trong giai đoạn 2017 - 2025.

Xét về ứng dụng, thị trường được chia thành các phân khúc là thực phẩm và đồ uống, dược phẩm và chăm sóc cá nhân. Trong đó, phân khúc thực phẩm và đồ uống dự kiến sẽ vẫn chiếm ưu thế trong giai đoạn dự báo.

Cụ thể, phân khúc này chiếm thị phần cao nhất là 65,6% vào năm 2016 và dự kiến sẽ giảm xuống còn 61,1% vào năm 2024, với giá trị ước tính là 3.821,6 triệu USD vào cuối năm 2024.

Thị trường tiêu đen theo phân loại nguồn được chia thành hai phân khúc, gồm tiêu đen hữu cơ và tiêu đen thông thường, theo trang Industry Today.

Trong đó, phân khúc hạt tiêu đen thông thường chiếm thị phần cao nhất là 82,5% vào năm 2016 và dự kiến sẽ giảm 1,1 điểm cơ bản vào năm 2024 so với năm 2016.

Song, phân khúc này ước tính đạt giá trị 1055,6 triệu USD vào cuối năm 2024 và được kỳ vọng sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) cao nhất cả về giá trị và sản lượng trong giai đoạn dự báo.

Các khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Nhật Bản và MEA (gồm Trung Đông và châu Phi) là 5 khu vực dẫn đầu thị trường tiêu đen trong giai đoạn này.

Bình luận