Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 78.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 73.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong mức 76.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 73.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 78.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước đứng yên, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 74.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
76,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
73,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
76,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
78.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
77,500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
74,000 |
0 |
Giá tiêu xuất khẩu trung bình trong 7 tháng năm 2021 đạt khoảng 3.291 USD/tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá hạt tiêu thế giới sẽ được hỗ trợ do thiếu hụt nguồn cung tạm thời từ Việt Nam. Giá cước phí tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam Việt Nam.
Một số ý kiến lo ngại nguồn cung hạt tiêu được bù đắp khi các nước Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Brazil, Campuchia bước vào vụ thu hoạch mới vào tháng 7 và tháng 8.
Còn tại Việt Nam, quốc gia chiếm tới một nửa nguồn cung tiêu trên toàn thế giới, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo sản lượng giảm khoảng 25% do ảnh hưởng bởi thời tiết và diện tích trồng bị co hẹp do những năm qua giá tiêu thấp, người dân bỏ vườn.
Bên cạnh nguồn cung giảm, nhu cầu tại các thị trường Mỹ và châu Âu cũng đang dần tăng lên khi các nước đang nới lỏng giãn cách xã hội.
Theo số liệu của VPA, Mỹ là quốc gia nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam chiếm 22% lượng xuất khẩu của mặt hàng này. Châu Âu xếp vị trí thứ hai, sau đó là Trung Quốc chiếm khoảng 13%.
Cước vận chuyển đi Mỹ và EU tăng liên tục dao động 2 tuần 1 lần và mức tăng không báo trước, có những lúc lại tăng đột biến.
So với thời điểm đầu năm 2020, cước vận chuyển đi EU tăng 12-13 lần lên 11.000 USD cho 1 container 40 feet. Cước vận chuyển đi Mỹ cũng tăng 5 - 6 lần lên 13.500 USD.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cảnh báo, diễn biến phức tạp của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tiêu Việt Nam trong thời gian tới. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu đã có sự chuyển dịch cơ cấu nguồn cung hạt tiêu sang các nhà cung cấp Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Campuchia.
Giá tiêu thế giới ổn định
Hôm nay 31/8/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ổn định ở mức 39.250 Rupi/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 5/8/2021 đến ngày 31/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR.
Theo The Hindu Business Line, giá tiêu nhập khẩu của Ấn Độ đang dao động trong khoảng 405 - 412 USD/kg đối với mặt hàng được giao tại kho của người mua.
Trong khi đó, giá bán nội địa là 390 rupee/kg đối với giống Karnataka và 400 - 405 rupee/kg đối với giống Kerala. Nếu cộng thêm khoản thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) và cước phí, giá nội địa trung bình sẽ vào khoảng 430 rupee/kg.
Thị trường nội địa được báo cáo là tăng trưởng chậm lại sau đợt mưa lũ tại nhiều thị trường tiêu thụ ở miền Bắc Ấn Độ.
Nhiều người nông dân đã lo ngại rằng, sự sẵn có của hạt tiêu nhập khẩu làm giảm triển vọng của người trồng, nhất là trong mùa lễ hội Onam vừa qua. Trong khi đó, nhu cầu dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới.