EPS là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong thị trường đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ đúng bản chất EPS là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng liên quan đến EPS. Nếu như bạn đang có dự định kinh doanh, vậy hãy đọc tham khảo bài viết dưới đây, để có cái hình dung đúng về chỉ số tài chính cần thiết này.
Chỉ số EPS là gì?
Giới thiệu khái quát về chỉ số EPS là gì thông qua định nghĩa, ví dụ, cách tính và ý nghĩa thực tiễn ứng dụng trong cuộc sống.
EPS là chỉ số tài chính rất quan trọng trong thị trường kinh doanh (Nguồn: Internet)
Định nghĩa EPS là gì?
Chỉ số EPS là gì? Đây chính là lợi nhuận sau khi tính thuế của một cổ phiếu trên sàn chứng khoán. EPS là từ viết tắt của “Earning Per Share”.
Với dụ để hiểu rõ chỉ số EPS là gì trong chứng khoán
EPS thường là lợi nhuận thu được sau khi tính thuế trong 4 quý liên tiếp. Nếu như nói đến EPS năm 2019, tức là đang nhắc đến lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu năm 2019. Thông thường, khi nhắc đến EPS, người ta thường mặc định rằng EPS của 4 quý báo cáo gần nhất.
EPS là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu được tính trong 4 quý gần nhất (Nguồn: Internet)
Cách tính chỉ số EPS cơ bản trong chứng khoán
Ví dụ: Cổ phiếu của công ty sữa TH True Milk trong 4 quý gần nhất có tổng lợi nhuận sau thuế là 9.069 tỷ đồng, và số cổ phiếu đang được phép lưu hành là 1,39 tỷ cổ phiếu. Vậy thì lúc này tỉ lệ EPS là gì? Phép tính dưới đây chính là ví dụ.
EPS = 9.069 tỷ đồng/1,39 tỷ cổ phiếu = 6.524(đồng)
Ý nghĩa của chỉ số EPS là gì?
EPS thể hiện mức lợi nhuận trên 1 cổ phiếu của một công ty, doanh nghiệp. Nếu như cơ sở kinh doanh có thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 6.000 đồng giống như TH True Milk ở trên, vậy thì EPS lúc này bằng 6.000.
EPS được xem là phiên bản rút gọn nhất của lợi nhuận sau khi đã tính giá trị của mức thuế. Bởi vì lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp có thể sẽ rất cao, chính vì vậy mà sẽ rất khó tính toán, áp dụng chỉ số EPS = Lợi nhuận/ Số cổ phiếu sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Nhìn vào EPS có thể định giá được cổ phiếu công ty (Nguồn: Internet)
Chỉ số EPS được xem là công cụ dùng để đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp qua từng thời kỳ hoạt động. Bằng cách thực hiện phép tính chia giá một cổ phần công ty cho giá trị EPS của nó, nhà đầu tư có thể nắm bắt được giá trị của một cổ phiếu qua các giai đoạn. Để từ đó, xác định mức giá mà thị trường sẵn chi trả cho cổ phiếu ấy.
Các loại chỉ số EPS hiện nay?
Trên thị trường hiện nay, chỉ số EPS bao gồm EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS)
-
EPS cơ bản được tính theo công thức: EPS = (Thu nhập ròng - Cổ tức Cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu lưu hành.
-
EPS pha loãng: đây là chỉ số EPS do doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu chuyển đổi, dịch vụ cổ phiếu ưu đãi, quyền được mua cổ phiếu, cổ phiếu dành cho cho các cổ đông chiến lược,… Chính vì cổ phiếu bị pha loãng ra nhiều mục đích, nên chỉ số EPS cũng pha loãng.
Trong 2 loại chỉ số EPS, thì tỉ lệ EPS pha loãng có độ chính xác hơn. Bởi vì chỉ số này nó phản ánh được các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
Chỉ số EPS như thế nào là tốt?
Trên sàn giao dịch, một mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng. Do đó, một doanh nghiệp được đánh giá là làm ăn tốt khi có chỉ số EPS cao, EPS cần đảm bảo phải lớn hơn 10.000 và duy trì qua nhiều năm, có xu hướng tăng theo thời gian.
Một doanh nghiệp phát triển tốt sẽ duy trì EPS ở mức cao và tăng theo thời gian (Nguồn: Internet)
Thông thường, những doanh nghiệp có chỉ số EPS cao sẽ có đặc điểm chung là giá cổ phiếu cao với mức tương ứng.
Những lưu ý về chỉ số EPS là gì?
Nếu như doanh nghiệp liên tục phát hành các cổ phiếu kinh doanh, trái phiếu chuyển đổi trong một thời gian dài, sẽ khiến chi chỉ số EPS giảm. Như vậy thì khả năng các nhà đầu tư gặp rủi ro sẽ rất lớn.
Trường hợp doanh nghiệp tự xào nấu số liệu để báo cáo lợi nhuận ảo bằng cách gia tăng hàng tồn kho. Mà nhà đầu tư lại không nắm rõ EPS là gì thì chắc chắn sẽ thua lỗ nặng.
EPS và giá cổ phiếu doanh nghiệp biến động tương quan với nhau (Nguồn: Internet)
Tại mỗi giai đoạn báo cáo kết quả kinh doanh, thị giá cổ phiếu sẽ biến động theo mối tương quan với chỉ số EPS. Nếu EPS tăng cao sẽ giúp kéo giá cổ phiếu công ty tăng và ngược lại.
Đặc biệt lưu ý rằng, EPS chỉ đơn thuần là công cụ giúp phản ánh giá trị tuyệt đối của lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Thế nên, không thể áp dụng nó nếu như muốn trình bày vấn đề, hay phản ánh đầy đủ chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin chi tiết giúp trả lời cho câu hỏi chỉ số EPS là gì? Bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đã tinh vi hơn nhiều trong việc làm báo cáo có tỷ lệ EPS đẹp. Thế nên, nhà đầu tư cần thật cẩn trọng khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư. Bên cạnh tìm hiểu chỉ số EPS là gì, nên tìm hiểu thêm về chỉ số forex, equity, hoặc cách đầu tư tài chính để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.