Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã khẳng nhiệm vụ quan trọng hiện nay đó là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đến nay, tại Đại hội XII không những tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng này mà còn đã bổ sung thêm “xây dựng hệ thống chính trị”.
Đây là một điểm mới trong kỳ đại hội XIII này.
Đại hội XIII tiếp tục xác định: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đại hội XIII bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp mới. Đó cũng là nhiệm vụ trong những chủ đề về công tác xây dựng Đảng. Không thể tách rời công tác xây dựng hệ thống chính trị ra khỏi công tác xây dựng Đảng vì cả hai có quan hệ mật thiết, gắn bó trong quá trình hoạt động, điều hành bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Công tác xây dựng hệ thống chính trị, Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị. Tổng kết các mô hình thí điểm về tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị, khắc phục sự chồng chéo và những bất hợp lý trong tổ chức của Đảng và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”.
Về tinh giản biên chế, Đại hội xác định: Đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Đó là những bước xây dựng và củng cố hệ thống qua các mô hình tổ chức vốn đã có những chồng chéo, bất hợp lý. Cần thiết phải kiên định, có quyết tâm và nhận thức đúng trong công tác tổ chức bộ máy, bộ máy của Đảng. Hệ thống chính trị cũng phải cần đổi mới thật sự, các cơ quan đoàn thể cần gọn, nhẹ, cần “tinh” chứ không phải chỉ cần “đa”, như vậy mới đạt hiệu quả cao trong công tác, nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Tại sao phải gắn công tác xây dựng hệ thống chính trị và công tác xây dựng Đảng? Đó là vì phải gắn kết chặt chẽ sự lãnh đạo Đảng với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, toàn diện, hiệu quả giữa xây dựng và chỉnh đốn Đảng và xây dựng chính quyền. Trong đó, xây dựng Đảng là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách đồng thời, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá.
Công tác xây dựng chính quyền, các tổ chức chính trị đoàn thể phải đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong nhân lực của bộ máy, có cơ chế bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; Thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; Xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ đầu, giải quyết từ sớm, không để từ vi phạm nhỏ trở thành sai phạm lớn. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng cấp trên đối với cấp dưới.
Xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cần kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phải xác định với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, đạt hiệu quả hơn.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Để xây dựng hệ thống chính trị cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí.
Song song đó cần đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội, về kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; Cơ chế bảo vệ, khuyến khích phát hiện, xử lý tham nhũng cũng như với người tố cáo, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, thực hiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt để ngăn chặn tham nhũng thất thoát, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí; kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng, kịp thời xử lý, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; từ đó nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí. Song song đó cần đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập và có chính sách nhà ở, bảo đảm cuộc sống để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác hạn chế tham nhũng vặt, vòi vĩnh xách nhiễu doanh nghiệp, người dân.
Xây dựng hệ thống chính trị cần đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện phân cấp, phân quyền, chống lạm dụng quyền lực; tạo điều kiện để các địa phương phát huy quyền chủ động gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất từ Trung ương.
Chỉ có đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, của hệ thống chính quyền các cấp các cơ quan, đoàn thể, xây dựng và thực hiện phong cách làm việc đổi mới năng động vì tập thể, thật sự dân chủ, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm.
Từ đó, sẽ xây dựng được hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng Đảng đạt hiệu quả trong sạch vững mạnh.