Viêm tuyến nước bọt: Yếu tố nguy cơ, triệu chứng và cách điều trị

(VOH) - Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi tuyến nước bọt hoặc ống nước bọt bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

1. Viêm tuyến nước bọt là gì?

Viêm tuyến nước bọt là một tình trạng xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản. Nhiễm trùng có thể do lượng nước bọt giảm, tắc nghẽn, viêm hoặc một số nguyên nhân khác.

Hệ thống tuyến nước bọt trong cơ thể người bao gồm: tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm, tuyến nước bọt dưới lưỡi và nhiều tuyến nước bọt nhỏ rải rác khắp niêm mạc miệng. Bệnh viêm tuyến nước bọt là tình trạng viêm nhiễm của các tuyến nước bọt, phần lớn là viêm tuyến nước bọt mang tai và viêm tuyến nước bọt dưới hàm.

viem-tuyen-nuoc-bot-yeu-to-nguy-co-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-voh-1

Viêm tuyến nước bọt mang tai là dễ gặp nhất (Nguồn: Internet)

Nước bọt giúp tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc thức ăn và giữ cho miệng sạch sẽ. Nước bọt đóng vai trò trong việc rửa sạch vi khuẩn và các hạt vụn của thực phẩm, kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu trong miệng. Khi nước bọt không được vận chuyển đi khắp khoang miệng thì lượng vi khuẩn và các hạt thức ăn bị rửa trôi sẽ ít đi và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân bệnh viêm tuyến nước bọt

Bạn có thể kiểm soát bệnh viêm tuyến nước bọt bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Các yếu tố bao gồm:

  • Trên 65 tuổi.
  • Vệ sinh răng miệng không thường xuyên.
  • Không được chủng ngừa bệnh quai bị.
  • Nhiễm virus AIDS.
  • Hội chứng Sjogren.
  • Bệnh tiểu đường
  • Suy dinh dưỡng.
  • Bệnh nghiện rượu.
  • Rối loạn ăn uống.
  • Xerostomia hoặc hội chứng khô miệng.

3. Dấu hiệu viêm tuyến nước bọt

Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh thường than phiền về các triệu chứng xuất hiện ngay tại tuyến nước bọt bị viêm và vùng răng miệng như:

  • Có mùi bất thường hoặc mùi hôi trong miệng.
  • Không thể mở miệng hoàn toàn.
  • Khó chịu hoặc đau khi mở miệng và ăn.
  • Có mủ ở trong miệng.
  • Khô miệng.
  • Đau trong miệng.
  • Đau mặt.
  • Đỏ và sưng quanh hàm dưới tai, dưới hàm hoặc ở dưới miệng.
  • Sưng mặt hoặc cổ.
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt hoặc ớn lạnh.

Khi có những triệu chứng này bạn nên đến gặp bác sĩ răng hàm mặt để thăm khám và điều trị sớm.

4. Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Viêm tuyến nước bọt rất ít khi gây ra các biến chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt không được điều trị, mủ có thể tích tụ và tạo áp xe trong tuyến nước bọt.

Ngoài ra, nếu không điều trị đúng cách, viêm tuyến nước bọt sẽ tiến triển thành viêm tuyến nước bọt mãn tính và tái phát nhiều lần. Tuyến nước bọt mang tai khi bị viêm nhiều lần sẽ phì đại tăng kích thước và không nhỏ lại được, làm biến dạng khuôn mặt của người bệnh.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến nước bọt có biến chứng, nhất là ở nam giới có thể có những biểu hiện của viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, điếc,…

5. Điều trị viêm tuyến nước bọt

viem-tuyen-nuoc-bot-yeu-to-nguy-co-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-voh-2

Viêm tuyến nước bọt uống thuốc gì? (Nguồn: Internet)

Tùy vào mức độ nhiễm trùng, nguyên nhân và bất kỳ triệu chứng nào như sưng hoặc đau mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, có mủ hoặc sốt. Máy hút khí có thể được sử dụng để hút áp xe (nếu có).

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày với chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt sạch sẽ.
  • Xoa bóp tuyến bị ảnh hưởng.
  • Chườm nước ấm vào tuyến bị ảnh hưởng.
  • Rửa miệng bằng nước muối ấm.
  • Ngậm cà chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích sản xuất nước bọt và giảm sưng.

Hầu hết các trường hợp bị viêm tuyến nước bọt đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể cần phẫu thuật trong trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc tái phát lại.