Chanh được mệnh danh là một trong nguyên liệu làm đẹp tự nhiên rẻ, đa năng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích có thể nhận được, việc dùng chanh cải thiện các vấn đề da hay cụ thể hơn là trị mụn bằng chanh cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Chính vì vậy, đừng quên lưu lại nhưng thông tin dưới đây nếu bạn muốn tận dụng loại quả này một cách hiệu quả và an toàn trong chu trình chăm sóc da.
1. Trị mụn bằng chanh có tác dụng không?
Chanh và chiết xuất chanh đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm từ lâu nhờ khả năng cải thiện làn da tuyệt vời của mình. Có lẽ vì vậy mà các cách làm đẹp trực tiếp từ chanh tươi hay trị mụn bằng chanh cũng được nhiều người tin tưởng, thậm chí là truyền tai nhau như một bí quyết cải thiện làn da tại nhà “ngon, bổ, rẻ”.
Đây được cho là những tác dụng mà chanh (nước chanh) có thể cung cấp cho da mụn:
- Giảm thiểu bã nhờn (dầu thừa), làm se da và thu nhỏ lỗ chân lông to: nhờ tính axit của nước chanh.
- Tẩy tế bào chết: citric acid (AHA) trong nước chanh có thể loại bỏ các tế bào chết - một trong những nguyên nhân dẫn đến các dạng mụn không viêm như mụn đầu đen.
- Kháng khuẩn: nước chanh được cho là có tác dụng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn viêm nhờ citric acid và nồng độ axit cao.
- Giảm sưng đỏ và viêm: nhờ khả năng chống viêm và các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ da trong chanh.
- Ngăn ngừa, cải thiện sẹo mụn: hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước chanh sẽ góp phần chống lại tình trạng tăng sắc tố dẫn đến sẹo mụn đồng thời kích thích tăng sinh collagen.
2. Tác dụng phụ khi trị mụn bằng chanh
Trên lý thuyết, trị mụn bằng chanh có thể có tác dụng. Tuy nhiên, khác với việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc điều trị chứa chiết xuất chanh, thoa nước chanh trực tiếp lên da có thể khiến chúng ta gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Khô da, châm chích, bong tróc, ngứa ngáy, mẩn đỏ
- Kích ứng da
- Cháy nắng
- Viêm da
- Tăng sắc tố da
- Bệnh bạch biến
3. Có nên trị mụn bằng chanh?
Mặc dù được áp dụng khá phổ biến nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng trị mụn bằng chanh là phương pháp hiệu quả. Thêm vào đó, vì tác dụng phụ của việc sử dụng chanh tươi trực tiếp lên da nhiều và nghiêm trọng hơn so với tác dụng có thể nhận được nên đây cũng không phải là lựa chọn được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Đương nhiên, tùy vào đặc điểm làn da (cơ địa), tình trạng mụn hay cách trị mụn bằng chanh mà mỗi người sẽ nhận được kết quả khác nhau. Do đó, bạn có thể dựa trên vấn đề, nhu cầu của bản thân cũng như tham khảo ý kiến của người có chuyên môn nếu thực sự muốn thử phương pháp này. Đặc biệt là hãy ghi nhớ hướng dẫn cơ bản sau để có thể trị mụn một cách hiệu quả và an toàn.
Xem thêm: ‘Diệt’ sạch mụn bằng 4 cách trị mụn từ thiên nhiên hiệu quả và cấp tốc tại nhà
4. Cách trị mụn bằng chanh
4.1 Trị mụn bằng nước chanh pha loãng
- Pha nước cốt chanh với nước sạch theo tỷ lệ 1:1.
- Làm sạch da, dùng tăm bông thoa nước chanh lên mụn.
- Giữ nguyên vài giây hoặc 5 – 10 phút (tùy loại da, loại mụn) rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Thực hiện 1 hoặc tối đa là 2 lần/ ngày.
Xem thêm: 3 lý do khiến việc rửa mặt bằng chanh hại nhiều hơn lợi
4.2 Trị mụn bằng chanh và mật ong
- Thêm khoảng 2 – 3 giọt nước chanh pha loãng vào 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, trộn đều.
- Rửa mặt, dùng tăm bông chấm hỗn hợp thu được lên nốt mụn.
- Chờ khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch mặt.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho da.
- Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.
Xem thêm: 6 công thức mặt nạ trị mụn từ mật ong kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên
4.3 Trị mụn bằng chanh và nha đam
- Tạo hỗn hợp trị mụn từ 1 muỗng chanh gel nha đam và 2 – 3 giọt nước chanh pha loãng.
- Làm sạch da, thoa công thức trên lên nốt hoặc vùng mụn.
- Giữ nguyên 5 – 10 phút rồi rửa sạch mặt.
- Dùng kem dưỡng ẩm.
- Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.
Xem thêm: Dùng nha đam trị mụn: nguyên liệu dễ tìm, ít tốn kém mà chất lượng miễn chê
4.4 Trị mụn bằng chanh, sữa chua và nghệ
- Trộn 1 muỗng canh sữa chua không đường với 1 muỗng cà phê nước chanh pha loãng và 1 chút tinh bột nghệ.
- Rửa mặt với nước ấm, dùng hỗn hợp thu được chấm lên mụn hoặc thoa lên vùng mụn.
- Dưỡng ẩm cho da.
- Thực hiện trước khi đi ngủ hoặc 2 – 3 lần/ tuần đến khi vấn đề được cải thiện.
Xem thêm: Cách trị mụn bằng sữa chua chẳng những giúp da láng mịn, trắng hồng mà còn ‘diệt gọn’ cả thâm sẹo
5. Những điều cần lưu ý khi trị mụn bằng chanh
Trước khi dùng chanh trị mụn, bạn cần phải đặc biệt ghi nhớ những điều sau để tránh “rước họa” cho làn da của mình:
- Không trị mụn bằng chanh khi có làn da nhạy cảm, da khô, bị mụn viêm/ nặng/ sâu hay có vết thương hở trên da.
- Luôn luôn test thử phản ứng của da với nước chanh trước khi dùng để trị mụn.
- Tuyệt đối không dùng nước cốt chanh thoa trực tiếp lên mụn hay lên da mà phải pha loãng chúng với nước hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác khi sử dụng. Ngoài ra, hãy chọn nước chanh tươi, tránh dùng nước chanh để qua ngày hay nước chanh được đóng sẵn.
- Không thoa nước chanh hoặc giữ các công thức trị mụn với nước chanh trên da quá lâu đặc biệt là qua đêm vì nó có thể dẫn đến kích ứng.
- Chú ý rửa sạch nước chanh trên da sau khi sử dụng đồng thời áp dụng các cách trị mụn bằng chanh vào buổi tối vì nó làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng.
- Thoa kem dưỡng ẩm, kem chống nắng đồng thời che chắn da kỹ càng sau khi trị mụn bằng chanh.
- Các cách trị mụn bằng chanh nên được áp dụng vào buổi tối vì nó làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên ra nắng sau khi thoa nước chanh lên da.
- Không dùng chanh trị mụn quá thường xuyên và nên dừng ngay sau khi vấn đề được cải thiện.
- Ngừng sử dụng chanh khi gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào.
- Nếu có thể, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để đánh giá xem cách trị mụn bằng chanh phù hợp hay không phù hợp với bản thân mình.
Trị mụn bằng chanh hiệu quả hay không hiệu quả, lợi hay hại sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng da cũng như cách mà mỗi người sử dụng. Do đó, nếu có ý định áp dụng thì bạn nhớ tìm kiểu kỹ để có thể vừa nhận được kết quả mong muốn vừa không gặp phải những tác dụng phụ đáng tiếc.
Nguồn ảnh: Internet