Nếu như trước đây khi nhắc đến củ mài (hoài sơn, khoai mài), phần lớn chúng ta thường chỉ biết tới loại củ mà phải lên núi mới "khai quật" được. Tuy nhiên, ngày nay, tìm mua củ mài khá dễ dàng, lại có thể tận dụng làm nguyên liệu chế biến cho nhiều món ăn độc đáo. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn 7 công thức nấu củ mài cực kì đơn giản ngay tại nhà nhé!
1. Củ mài luộc
Với lần đầu tiên thưởng thức củ mài thì món củ mài luộc là gợi ý bạn nhất định nên thử qua. Củ mài chín thơm, bùi bùi, chấm với chút mật mía – tuy dân giã nhưng lại ngon hết ý.
1.1 Nguyên liệu
- Củ mài: tùy nhu cầu
- Muối tinh
- Mật mía
1.2 Cách luộc củ mài ngon
- Ngâm rửa sạch củ mài. Nên ngâm với nước muối hoặc sát trực tiếp muối lên củ để khi giảm bớt chất nhớt và vị chát khó ăn.
- Đong lượng nước cao hơn mặt củ khoảng 1 đốt ngon tay, đun tới khi sôi thì bật lửa nhỏ.
- Duy trì luộc tới khi vỏ củ nứt ra, dùng cây đũa xiên qua củ dễ dàng được thì củ đã chín.
- Bóc vỏ củ rồi chấm cùng với mật mía.
Xem thêm: 5 tác dụng của mật mía với sức khỏe – ‘xứng danh’ vị mật ngọt thơm, sánh quyện lại bổ dưỡng!
2. Chè củ mài
Củ mài giòn bùi, đem nấu cùng gạo nếp cẩm đẹp mắt, hòa thêm đường thốt nốt ngọt ngào đem đến to chè củ mài ngọt lành và vô cùng thanh mát!
2.1 Nguyên liệu
- Củ mài: 100g
- Gạo nếp cẩm (nếp than): 50g
- Đường thốt nốt: 3 – 4 thìa cà phê
- Nước lọc: 2 lít
2.2 Cách nấu chè củ mài
- Rửa sạch củ mài, sau đó đem gọt bỏ vỏ, cắt miếng tròn vừa ăn rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút.
- Rửa sạch gạo nếp cẩm, tiến hành ngâm trong nước khoảng 2 – 3 tiếng. Tiếp đến đong nước vào nồi, trút gạo vào và nấu chín.
- Khi gạo xôi thì trút củ mài vào đun chín cùng, hòa đường thốt nốt vào. Đun thêm khoảng 20 phút là có thể tắt bếp.
Gợi ý: Dùng chung với nước cốt dừa, dừa nạo để vị chè hấp dẫn hơn.
Xem thêm: ‘List nhanh’ 7 công thức cho ai chưa biết đường thốt nốt làm gì ngon
3. Bánh củ mài mật ong
Thay vì dùng bột mì thông thường để làm bánh, hãy thử “biến hóa” một loại bánh mới lạ hơn từ củ mài xem sao nhé.
3.1 Nguyên liệu
- Củ mài: 500g
- Mật ong
- Mè trắng
- Cơm dừa nạo
3.2 Cách làm bánh củ mài mật ong
- Rửa sạch củ mài, để ráo nước rồi cắt thành khúc ngắn dài khoảng 8 – 10cm và đem luộc chín.
- Khi củ mài chín, tiến hành bóc vỏ, rồi tán nhuyễn mịn, thêm chút mật ong vào, trộn thật đều tay.
- Tiếp đến viên tròn hỗn hợp, lăn với mè trắng, rắc cơm dừa lên và thưởng thức.
Xem thêm: Vì sao khách hàng sẵn sàng chi trả hàng triệu đồng cho một lọ mật ong Manuka?
4. Cháo củ mài
Cháo củ mài ngọt man mát, thơm phức có lẽ cũng là một ý tưởng “gỡ rối” cho bạn khi còn băn khoăn củ mài nấu gì ngon.
4.1 Nguyên liệu
- Củ mài: 150g
- Thịt heo: 100g
- Gạo tẻ (gạo trắng thông thường): 50g
- Hành tím
- Hành lá
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
4.2 Cách nấu cháo củ mài
- Rửa sạch củ mài, gọt vỏ và cắt khúc nhỏ vừa ăn. Tiếp đến ngâm rửa với nước muối loãng để giảm bớt vị chát.
- Làm sạch thịt heo, đem băm nhuyễn nhỏ.
- Vo sạch gạo, đong nước và nấu cháo. Khi cháo sôi thì trút củ mài vào.
- Phi thơm hành tím, cho thịt băm vào đảo sơ qua, nêm chút gia vị rồi trút vào hầm cùng cháo.
- Hầm cháo khoảng 1 – 2 tiếng là có thể thưởng thức.
- Khi dùng hãy cắt thêm hành lá vào cháo.
Xem thêm: 9 tác dụng của hành lá ít ai biết dù là loại gia vị quen thuộc với mọi nhà
5. Canh củ mài
Kết hợp củ mài thơm thơm, bùi bở với nước hầm đậm đà, béo ngậy, thêm chút hành lá và hạt tiêu cay – bấy nhiêu thôi cũng đủ tạo nên tô canh củ mài hấp dẫn mà rất tốt cho sức khỏe.
5.1 Nguyên liệu
- Củ mài: 150g
- Sườn heo non: 200g
- Hành tím
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
5.2 Cách nấu canh củ mài
- Rửa sạch củ mài, sau đó gọt bỏ vỏ và cắt thành các miếng vừa ăn. Trước khi đem nấu hãy ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút.
- Làm sạch sườn heo và đem hầm trước. Duy trì lửa nhỏ, hầm khoảng 1 tiếng.
- Phi thơm hành tím, cho củ mài vào đảo sơ qua rồi trút vào nước hầm. Đun thêm khoảng 20 phút tới khi củ mài chín là được. Nêm nếm lại vị trước khi tắt bếp.
Xem thêm: Nếu mắc những bệnh lý này, đừng bỏ qua món canh bí đao thịt gà
6. Nước bột củ mài
Có thể bạn chưa biết, nấu nước bột củ mài cùng bột gạo và uống bổ sung trong ngày được đánh giá là phương pháp giúp bồi bổ cơ thể, ăn uống ngon miệng hơn đấy!
6.1 Nguyên liệu
- Củ mài (hoặc bột củ mài bán sẵn): 100g
- Gạo nếp: 400g
- Xuyên tiêu: 15g
6.2 Cách nấu nước bột củ mài
- Gạo nếp ngâm qua đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột.
- Rửa sạch củ mài, gọt bỏ vỏ, cắt miếng tròn nho rồi đem sao vàng và cũng tán nhuyễn thành bột củ mài.
- Tiếp đến rửa xuyên tiêu và cũng đem đi tán bột.
- Trộn đều các loại bột với nhau, hòa với nước đun sôi để uống.
Xem thêm: 4 loại nước thanh nhiệt bạn nên uống ngay để không lo nóng trong người, khô họng, tiểu ít
7. Củ mài kho
Giống như củ cải hay củ cà rốt,…củ mài cũng là một trong nguyên liệu rất phù hợp với các món kho. Bạn có thể kho củ mài với bột nghệ hoặc đơn giản chỉ cần nêm nếm chút nước tương, không cầu kì mà ai cũng mê!
7.1 Nguyên liệu
- Củ mài: 200g (có thể thay đổi tùy nhu cầu)
- Bột nghệ: 1 thìa cà phê
- Mạch nha: 1 thìa cà phê
- Tỏi
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm
7.2 Cách làm bột củ mài kho
- Rửa sạch đất cát bám trên củ mài, gọt vỏ và cắt miếng tròn vừa ăn, nên ngâm với nước muối khoảng 20 phút.
- Phi thơm tỏi đã băm nhỏ, trút củ mài vào xào cùng, nêm chút gia vị, trút một bát nước nhỏ vào, thêm mạch nha và tiến hành kho. Chú ý bật lửa nhỏ.
- Kho tới khi củ mài chín mềm vừa ăn là hoàn thành.
8. Chè củ mài đậu xanh
8.1 Nguyên liệu
- Củ mài: 2 kg
- Đậu xanh cà vỏ: 300g
- Đường phèn: 100g
- Nước cốt dừa: 200ml
- Dầu chuối: 2 muỗng cà phê
8.2 Cách nấu chè củ mài đậu xanh
Vo đậu xanh để loại bỏ bớt bụi bẩn, rửa sạch lại với nước rồi cho ngâm đậu trong 4 - 6 tiếng để đậu nở mềm.
Dùng bàn chài chà sạch phần đất bên ngoài củ mài xong gọt vỏ rửa sạch. Cắt củ mài thành nhiều khúc nhỏ để khi nấu được chín mềm nhanh.
Bắc nồi nước cho đậu xanh vào nấu mềm, trong lúc đợi đậu xanh thì bắc nồi nước khác để nấu củ mài. Cho phần nước ngập củ mài và nấu tầm 20 phút.
Khi thấy đậu xanh nở mềm thì tắt bếp và trút hết phần đậu xanh vào nồi củ mài để nấu chung. Khuấy đều tay để không bị cháy khét đáy nồi, nấu thêm tầm 15 - 20 phút nữa thì cho đậu và củ mài mềm nhừ.
Đợi khi đậu và củ mài mềm nhừ thì cho đường phèn vào nấu thêm 10 phút nữa để cho phần đậu xanh ngấm đường. Tiếp theo cho 2 muỗng cà phê dầu chuối và 200ml nước cốt dừa vào nồi rồi tắt bếp.
Khuấy thật đều rồi múc ra chén và thưởng thức món chè củ mài đậu xanh thơm ngon, hấp dẫn.
Lưu ý khi chế biến củ mài:
- Trước khi nấu ăn cần phải làm sạch kỹ củ mài.
- Khi nấu ăn nên chọn củ mài tươi vì nó mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất.
- Những người có nhiệt độ thấp thì không nên sử dụng củ mài.
- Phụ nữ đang mang thai và trẻ dưới 3 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn củ mài.
- Trong quá trình ăn củ mài nếu thấy có biểu hiện dị ứng, kích ứng da thì nên ngưng ăn và tới cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị kịp thời.
Tưởng chỉ là loại củ để “cứu đói” thời khốn khó nhưng thực tế những món ăn từ củ mài cũng không kém phần thơm ngon, hấp dẫn. Hy vọng rằng với 7 gợi ý trên đây các bà nội trợ đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn “củ mài nấu gì ngon” của mình nhé!