Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Khám phá 9 tác dụng của hành lá ít người biết

(VOH) – Hành lá - một loại rau gia vị quen thuộc trong các bữa ăn. Thế nhưng, ngoài việc giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn, bạn sẽ còn phải bất ngờ với những tác dụng của hành lá cho sức khỏe.

Có thể nói hành lá từ lâu đã trở thành rau gia vị “quốc dân” của Việt Nam ta, vì gần như món ăn nào cũng phải có chút màu xanh tươi của loại hành này thì mới thật trọn vị. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn lý do vì sao người Việt lại yêu thích hành lá đến vậy nhé!

1. Đặc điểm của hành lá

Hành lá (hành xanh, hành hoa hoặc hành non) là một loài thân thảo, thuộc chi Hành, có mùi thơm và hơi hăng nhẹ.

Hành lá thường có thời gian sinh trưởng trong khoảng 60 ngày, tập trung nguồn chất dinh dưỡng vào phần lá xanh (hình trụ rỗng), ít phát triển củ nên phần củ tương đối nhỏ. Vốn phát triển nhanh chóng và không quá kén đất trồng nên gần như quanh năm chúng ta đều có thể tìm mua hành lá để sử dụng.

kham-pha-9-tac-dung-cua-hanh-la-it-nguoi-biet-voh-0
 

2. Những tác dụng của hành lá dành cho sức khỏe

Nếu chỉ đơn thuần dùng để trang trí các món ăn thì có lẽ hành lá đã không được “nâng niu” tới vậy. Bởi bên cạnh việc giúp cho món ăn trở nên bắt mắt và hương vị hấp dẫn hơn, hành lá thực sự là một vị thuốc quý mà ông cha ta đã tìm được cách kết hợp vào ẩm thực rất hài hòa.

Hành lá tuy “mềm yếu” là vậy nhưng lại chứa đựng vô vàn chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe như:

2.1 Hỗ trợ tiêu hóa

Hành lá giàu chất xơ nên ăn hành lá sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa. Đó là lý do vì sao bạn nên ăn hành lá thường xuyên, có thể nấu chín hoặc thêm vào các món salad.

2.2 Tăng cường hệ miễn dịch

Một trong những tác dụng của hành lá là giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Do có chứa nhiều vitamin Cvitamin A nên hành lá có khả năng cải thiện sức đề kháng, tăng sản sinh các tế bào bạch cầu trung tính, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Tầm quan trọng của nó đối với cơ thể

2.3 Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường

Hợp chất lưu huỳnh được tìm thấy trong hành lá khi vào cơ thể sẽ kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Vì thế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn hành lá là một trong những cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

2.4 Ngăn ngừa cảm lạnh

Trong y học cổ truyền, hành lá thuộc nhóm dược liệu có tính ấm, rất thích hợp với người có thể trạng hư hàn. Còn với nghiên cứu hiện đại, hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh. Những người đang bị cảm, ăn một bát cháo hành có thể giúp cơ thể được khỏe và dễ chịu hơn.

kham-pha-9-tac-dung-cua-hanh-la-it-nguoi-biet-voh-1
Tô cháo nóng với hành lá trị cảm rất hiệu quả (Nguồn: Internet)

2.5 Tác dụng của hành lá giúp ngăn ngừa ung thư

Theo phân tích dinh dưỡng, giống như hành tây hay hành tím, hành lá cũng chứa hoạt chất flavonoid và allyl sulfide. Đây đều là những dưỡng chất có tính oxy hóa mạnh, giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, góp phần hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư

2.6 Tốt cho tim

Không chỉ hỗ trợ điều hòa nồng độ đường huyết ở mức an toàn, lượng chất lưu huỳnh từ hành lá còn rất cần thiết cho sức khỏe của tim mạch. Theo đó, lưu huỳnh sẽ “tiêu diệt” lượng cholesterol xấu tích tụ ở thành mạch, đảm bảo dòng tuần hoàn máu tới tim thông suốt, giảm tình trạng đột quỵ hay mắc các bệnh lý tim mạch khác.

2.7 Giúp cho xương chắc khỏe

Một lần nữa, vitamin C và một số vitamin nhóm B trong hành lá cùng với một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác có tác dụng giúp xương luôn chắc khỏe. Do đó bạn nên ăn hành lá thường xuyên để xương được chắc khỏe hơn.

2.8 Hỗ trợ cầm máu

Hành lá là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin K cực kì dồi dào, tương đương với hơn 200% nhu cầu hàng ngày mà cơ thể cần. Nhóm vitamin này được xem như một chất xúc tác protein prothrombin hoạt động, đẩy nhanh quá trình đông máu và ngăn chặn xuất huyết nghiêm trọng.

Xem thêm: 6 lý do này 'nhắc' bạn phải cung cấp đủ lượng vitamin K cho cơ thể

2.9 Cải thiện bệnh trĩ

Nhiều bài thuốc dân gian có tận dụng nước cốt của hành lá sống để hỗ trợ giảm đau trĩ nhưng bạn chỉ nên tham khảo áp dụng ở tình trạng nhẹ. Trường hợp bị trĩ ở cấp độ nặng, lời khuyên là bạn phải sớm thăm khám điều trị chuyên khoa.

3. Bà bầu ăn hành lá được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hành lá là nguyên liệu khá lành tính và cũng có đặc tính kích thích vị giác, tăng cảm giác ăn ngon miệng nên bà bầu hoàn toàn ăn hành lá được trong suốt thời kì mang thai. Đặc biệt, nếu mẹ sử dụng với liều lượng hợp lý còn nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như:

  • Giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kì
  • Phòng tránh các bệnh đường hô hấp khi mang thai
  • Hạn chế tỉ lệ bị xuất huyết sau sinh
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Xem thêm: 6 lý giải giúp mẹ ‘quẳng’ đi nỗi lo bà bầu ăn hành lá được không

4. Gợi ý món ngon từ hành lá

Thông thường có lẽ chúng ta chỉ “điểm xuyết” một chút hành lá để tăng hương vị cho món canh, cháo hoặc súp, nhưng thực tế rất nhiều món ngon đã rơi mà “nhân vật chính” lại là hành lá đấy. Trong đó, nhất định phải kể đến những cái tên nổi bật dưới đây:

4.1 Hàu nướng mỡ hành

kham-pha-9-tac-dung-cua-hanh-la-it-nguoi-biet-voh-2
Hàu nướng mỡ hành béo ngậy (Nguồn: Internet)

Thịt hàu béo ngậy, giàu dinh dưỡng đem nướng thơm phức, quyện trong vị hành lá thơm thơm vô cùng hài hòa. Chưa hết, nếu thưởng thức cùng chút nước mắm cay cay thì thật ngon hết ý!

Xem thêm: Bật mí 9 cách chế biến món ngon từ hàu, thơm béo bổ dưỡng

4.2 Bánh hành

kham-pha-9-tac-dung-cua-hanh-la-it-nguoi-biet-voh-3
Bánh hành thơm giòn (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Bột mì: 250g (tùy nhu cầu)
  • Hành lá: 50g
  • Trứng gà: 2 quả
  • Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu

Cách làm bánh hành

  • Ngâm rửa sạch hành lá, bỏ bớt rễ và phần củ hành nếu muốn, cắt phần lá hành thành các khúc nhỏ.
  • Tiến hành pha bột mì, điều chỉnh lượng nước vừa phải để bột không quá loãng, nêm chút hạt nêm (hoặc muối), hạt tiêu. Ủ bột khoảng 30 phút.
  • Lấy bột ra cán mỏng rồi rải đều hành lá lên trên, sau đó đem chiên bánh chín vàng đều là hoàn thành.

4.3 Bắp nướng mỡ hành

kham-pha-9-tac-dung-cua-hanh-la-it-nguoi-biet-voh-4
Bắp nướng mỡ hành thơm phức (Nguồn: Internet)

Chẳng phải là món ăn cầu kì hay cao sang gì, chỉ từ những bắp ngô dẻo ngọt, nướng chín vàng đều, quết lên đó chút mỡ hành ngậy ngầy mà khiến bao người mê mẩn, thậm chí còn trở thành đặc sản riêng có của ẩm thực Việt.

Xem thêm: Bật mí 13 món ngon từ bắp cực dễ làm, thử rồi ai cũng thích

4.4 Cơm cháy mỡ hành  

kham-pha-9-tac-dung-cua-hanh-la-it-nguoi-biet-voh-5
Cơm cháy mỡ hành giòn rụm (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Cơm nguội: 3 – 4 chén (tùy nhu cầu)
  • Hành lá: 30 – 50g
  • Mỡ heo hoặc dầu ăn
  • Gia vị: nước mắm, hạt tiêu

Cách làm cơm cháy mỡ hành

  • Ngâm rửa sạch hành lá, sau đó cắt hành thành các khúc nhỏ.
  • Hòa nước mắm với chút nước, thêm chút hạt tiêu rồi cho hành lá vào. Bắc chảo đun sôi mỡ (hoặc dầu), sau đó đổ chén nước mắm hành vào, đun khoảng 1 – 2 phút thì tắt bếp.
  • Chiên cơm cháy giòn, dàn đều cơm lên chảo, chiên lửa nhỏ tới khi mỗi mặt đều chín vàng đều, giòn tan thì tắt bếp.
  • Quết mỡ hành lên và thưởng thức.

Gợi ý: Nếu có nồi chiên không dầu bạn có thể làm cơm cháy ở mức 180 độ C trong khoảng 8 – 10 phút.

4.5 Gà hấp mỡ hành

kham-pha-9-tac-dung-cua-hanh-la-it-nguoi-biet-voh-6
Gà hấp mỡ hành ngọt thơm (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Thịt gà: 1/2 con (tùy nhu cầu)
  • Hành lá: 50 – 70g
  • Gừng
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu

Cách làm gà hấp mỡ hành

  • Làm sạch thịt gà với muối hột, chà muối lên thân gà. Nếu có rượu trắng bạn có thể rửa gà với rượu. Sau đó rồi đem ướp gà với gừng, nước mắm, hạt nêm và hạt tiêu khoảng 30 phút.
  • Hấp gà trong khoảng 25 – 30 phút, khi thịt chín đem chặt miếng vừa ăn và chắt lấy nước gà để làm nước mỡ hành.
  • Rửa sạch hành lá, cắt nhỏ. Hòa với nước gà, đem đun khoảng 1 - 2 phút, rưới lên thịt gà và thưởng thức.

4.6 Sò huyết nướng mỡ hành

kham-pha-9-tac-dung-cua-hanh-la-it-nguoi-biet-voh-7
Sò huyết nướng mỡ hành ngon nức nở (Nguồn: Internet)

Sò huyết dai giòn, ngọt thơm, đem xào với me chua ngọt hay xào bơ tỏi đã ngon rồi nhưng bắc bếp nướng mỡ hành thì độ hấp dẫn còn tăng lên gấp bội.

Xem thêm: 10 công thức nên 'ghim sẵn' nếu chưa biết sò huyết làm gì ngon

5. Ăn nhiều hành lá có tốt không?

Thiếu đi màu xanh của hành lá có thể sẽ khiến món ăn trở nên “nhợt nhạt” hoặc làm bạn cảm thấy hương vị không còn mấy hấp dẫn. Tuy nhiên theo khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng hành lá như một rau gia vị nêm nếm, tuyệt đối đừng quá lạm dụng bởi ăn nhiều hành lá cũng không tốt.

Theo đó, thêm khoảng 50 – 70g hành lá là hợp lý nhất, không nên biến món ăn “ngập” trong hành lá bạn nhé.

Xem thêm: Ăn nhiều hành lá có tốt không? 3 tác hại của hành lá ít ai hay biết

6. Thành phần dinh dưỡng có trong hành lá

Giống như các loại rau thực phẩm khác, hành lá cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo tài liệu nghiên cứu từ Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Bộ Y tế, trong 100g hành lá có chứa các chất dinh dưỡng sau đây:

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Nước

92.5 g

Năng lượng

22 KCal

Carbohydrate (đạm)

74.9 g

Protein

1.3 g

Chất xơ

0.9 g

Canxi

80 mg

Magie

23 mg

Photpho

41 mg

Kali

123 mg

Đồng

180 mg

Vitamin C

60 mg

Vitamin B1

0.03 mg

Vitamin PP

1.0 µg

 

Chính vì hành lá chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cùng nhiều hợp chất hữu cơ nên ngoài làm gia vị cho món ăn, hành lá còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên bổ sung thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày để phát huy tối đa tác dụng của hành lá mang lại cho sức khỏe.

Bình luận