Dâu tằm: đặc điểm, công dụng sức khỏe và lưu ý cần biết

(VOH) – Chỉ còn 1 – 2 tháng nữa thôi những cây dâu tằm sẽ cho ra quả chín rực đỏ cả một vùng trời, người nông dân tất bật cả năm nhưng chỉ có cơ hội thu hoạch trong khoảng 1 tháng.

Nếu có dịp về thăm các làng quê, bạn sẽ thấy bóng dáng quen thuộc của cây dâu tằm – loài cây dân dã và gần gũi. Mỗi bộ phận của cây đều mang trong mình “trọng trách” riêng, vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa đem lại hiệu quả kinh tế.

1. Đặc điểm của cây dâu tằm

Dâu tằm (tên khoa học: Morus alba) thuộc nhóm cây thân gỗ, có thể cao tới 5m, thường được canh tác chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 32 độ C. Có 3 loại dâu tằm phổ biến trên thế giới là dâu tằm trắng, dâu tằm đen và dâu tằm đỏ. 

Ở Việt Nam, dâu tằm được trồng chủ yếu khu vực bãi bồi ven sông Đáy hay ở các tỉnh cao nguyên Lâm Đồng, tuy nhiên hầu hết là giống dâu tằm trắng.

Dâu tằm được đánh giá là cây tương đối dễ trồng, ra hoa vào độ từ tháng 2 – 3, khi quả dâu tằm bắt đầu chín, sẽ chuyển dần từ màu xanh sang vàng rồi đỏ và tím đen. Tới tháng 4 hoặc tháng 5 thì người nông dân có thể thu hoạch được những quả dâu tằm chín mọng. 

dau-tam-dac-diem-cong-dung-suc-khoe-va-luu-y-can-biet-voh-0
Vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4, cây dâu tằm sẽ nở đỏ rực (Nguồn: Internet) 

2. Tác dụng của dâu tằm

Không chỉ với người làm vườn mà người thu mua cũng rất nâng niu và trân trọng dâu tằm bởi gần như các bộ phận từ quả, lá đến rễ đều có những công dụng quý riêng. 

2.1 Quả dâu tằm

Quả dâu tằm nhỏ xinh, có vị ngọt thanh và chua nhẹ nên dễ “chiều ý” nhiều người. Quan trọng hơn hết dâu tằm còn được xem như thức quả bổ dưỡng, mọng nước và cung cấp đa dạng vitamin cùng các nhóm chất chống oxy hóa. 

Xem thêm: Quả dâu tằm bé ‘xíu xiu’ mà dễ ‘gây thương nhớ’ bởi còn tươi căng tràn hay được sấy khô đều có công dụng ‘miễn chê’!

2.2 Lá dâu tằm 

Lá dâu tằm có hình tim, chóp nhọn, mép lá thường có răng cưa, khi còn non lá thường có màu xanh nhạt, lá già thì xanh đậm và dày hơn. 

Những lá dâu tằm xanh mơn mởn không chỉ là nguồn thức ăn chính để giúp những chú tằm “có sức” nhả tơ mà còn là vị thuốc quý trong Đông y. 

Xem thêm: BS ĐH Y dược ‘giải mã’ vì sao lá dâu tằm luôn ‘sánh vai’ cùng các lá dược liệu quý trong điều trị bệnh lý

2.3 Rễ dâu tằm 

Cây dâu già, đã thưa lá thường được đào cả rễ để đâm cành mới. Rễ rau tằm nằm trong nhóm dược liệu vô cùng quý, bởi có tính bình, hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp, bổ thận và bổ máu. 

Xem thêm: Xem ngay 6 công dụng của rễ dâu tằm kẻo bỏ sót dược liệu ‘nức tiếng’

3. Bà bầu ăn dâu tằm được không?

Với các mẹ bầu "ghiền" ăn dâu tằm thì đừng quá lo lắng bởi trong thời kì mang thai, mẹ hoàn toàn có thể ăn được loại trái cây này với một lượng nhất định. 

Đặc biệt, với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, trái dâu tằm không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện của thai nhi:

  • Bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi và uể oải
  • Cải thiện tình trạng ốm nghén, chán ăn 
  • Kích thích tiêu hóa
  • Chăm sóc làn da không bị khô, nứt nẻ
  • Tăng cường sức đề kháng 

Xem thêm: Làm gì thì làm, nhớ đừng bỏ qua loại quả đang bắt đầu chín mọng trong trong mùa này

4. Tác dụng của dâu tằm đối với trẻ em

Dâu tằm là một loại trái cây có hương vị chua chua ngọt ngọt rất hợp với khẩu vị của các bạn nhỏ, các con có thể ăn “thun thút” không ngừng. Tuy nhiên quả dâu tằm tương đối nhỏ nên với các bé mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ hãy xay nhuyễn với sữa để tránh trường hợp con bị hóc nghẹn. 

dau-tam-dac-diem-cong-dung-suc-khoe-va-luu-y-can-biet-voh-1
Trẻ em có thể ăn dâu tằm để hấp thụ thêm các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe (Nguồn: Internet) 

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng mẹ nên cho bé ăn dâu tằm với liều lượng hợp lý để tiếp nạp vừa đủ các dưỡng chất, thúc đẩy các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, hạn chế việc cho bé ăn quá nhiều vì có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. 

Xem thêm: Mẹ an tâm cho trẻ ăn dâu tằm - thức quả lành thơm và rất tốt cho sức khỏe của con!

5. Các món ngon từ dâu tằm 

Nhâm nhi từng trái dâu tằm bé nhỏ bạn cũng đã cảm thấy “mát ruột” rồi, tuy nhiên nếu biết tận dụng dâu tằm để nấu thêm nhiều món ngon từ loại dâu này nữa thì bạn khó mà “nhịn thèm” được đấy. 

Sổ tay ghi chép "sẵn sàng" rồi thì mau lưu lại những món ăn hấp dẫn sau rồi vào bếp “trổ tài” ngay nhé: 

  • Mứt dâu tằm dẻo
  • Kem dâu tằm 
  • Siro dâu tằm 
  • Bánh bông lan dâu tằm 
  • Nước dâu tằm 
  • Dâu tằm ngâm đường phèn

Xem thêm: Mùa dâu tằm sắp tới, lưu ngay 6 món ăn này để 'làm ngay kẻo lỡ'

6. Tác hại của dâu tằm 

Dù bổ sung nhiều nhóm chất thiết yếu cho cơ thể song các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều quả dâu tằm. 

Với những người có tiền sử mắc các bệnh lý dạ dày cần cân đối liều lượng dâu tằm trong khẩu phần ăn vì loại quả này có tính hàn, nếu ăn quá nhiều sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy hoặc gây viêm loét. 

Ngoài ra khi tiếp nạp quá nhiều kali từ dâu tằm có thể gây ảnh hưởng tới thận, thường xuyên cảm thấy khó thở, nguy hiểm hơn sẽ dẫn tới tim ngừng đập. 

Xem thêm: ‘Gì cũng biết’ mà không rõ cách ăn dâu tằm ‘chuẩn’ thì sức khỏe lại ‘xuống cấp’!

Có thể thấy cây dâu tằm là một trong những cây trái nổi bật ở độ xuân – hè, phải mong ngóng cả một năm dài mới được nhìn ngắm cả một “bầu trời” dâu tằm nở rộ. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ biết cách tận dụng cây dâu tăm một cách thật khoa học và hữu ích nhé.