Nếu phải kể tên những thức quả giản dị, dân dã gắn liền với năm tháng tuổi thơ thì sẽ thật thiếu xót khi không nhắc đến trái lê ki ma vàng ươm, thường rụng chín xuống sân nhà. Loại quả vốn rất gần gũi này có nguồn gốc từ đâu, đem lại những lợi ích sức khỏe nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Lê ki ma là quả gì?
Quả lê ki ma (quả trứng gà) có tên khoa học là Pouteria lucuma, thuộc họ Sapotaceae (hồng xiêm). Cách gọi lê ki ma bắt nguồn từ chính phát âm trong tiếng Pháp - pouteria lucuma.
1.1 Nguồn gốc
Theo các ghi chép, trái lê ki ma vốn có nguồn gốc từ vùng núi Andes ở Nam Mỹ, tuy nhiên cho tới nay được canh trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là rất phổ biến tại các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hay Philipines.
1.2 Đặc điểm
Cây lê ki ma thuộc nhóm cây ăn quả lâu năm, nếu trồng bằng phương pháp cấy ghép khoảng 4 – 5 năm cây sẽ cho trái, còn gieo bằng hạt thì thời gian thu hoạch lâu hơn, có thể lên tới 10 – 12 năm. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm (nhiệt độ từ 25 – 33 độ C), cây sẽ sinh trưởng tốt nhất và có thể cao tới 20m, xòe tán rộng che bóng mát.
Khác với các loại cây ăn quả khác, lê ki ma ra trái quanh năm chứ không tập trung theo một mùa nhất định. Tuy nhiên, thời điểm trái chín rộ, đạt chất lượng tốt nhất vào độ tháng 10 dương lịch - sau khoảng 4 tháng kể từ khi hoa lê ki ma nở trắng trời.
Sở dĩ lê ki ma được gọi là quả trứng gà vì khi chín quả có màu sắc và hương vị giống lòng đỏ trứng gà khi đã luộc chín. Trái lê ki ma chín sẽ có vị ngọt thơm, bở mềm. Quả còn non sẽ có vỏ màu xanh ăn chát, có nhựa màu trắng bên trong.
2. Ăn quả lê ki ma (quả trứng gà) có tác dụng gì?
Có thể nói lê ki ma khá “kén” người ăn, bởi không phải ai cũng thích cái mềm bở hơi khó ăn và dễ gây nghẹn của loại quả này. Thế nhưng nếu từ từ thưởng thức thì hương vị bùi bùi, thơm nhẹ của trái lại vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, lê ki ma còn được đánh giá là nguồn cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, đem đến các lợi ích sức khỏe dưới đây:
2.1 Bảo vệ đôi mắt
Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rằng nhờ có nhóm chất chống oxy hóa beta – carotene mà lê ki ma trở thành trái cây khá lành mạnh và giúp cải thiện thị lực vô cùng hiệu quả. Theo đó đó, tiền chất vitamin A này góp phần không nhỏ giúp hình thành sắc tố võng mạc, đồng thời giảm thiểu tình trạng khô mắt, phòng tránh nguy cơ thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể.
Xem thêm: 9 thực phẩm tốt cho mắt, bổ mắt bạn nên ăn từ bây giờ
2.2 Bổ sung năng lượng
Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng calo trong trái lê ki ma tương đối lớn, trung bình trong 100g phần ăn được có chứa khoảng 138Kcal. Chính vì lý do đó mà ăn thêm trái lê ki ma được xem như phương pháp “cứu đói” khá hữu hiệu, bù đắp năng lượng cho cơ thể để tiếp tục các hoạt động.
2.3 Kiểm soát huyết áp
Trái lê ki ma có chứa khoáng chất kali – hoạt chất đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình duy trì huyết áp ở mức an toàn và ổn định. Kali hoạt động như một chất điện giải hỗ trợ đào thải lượng natri dư thừa, nhằm cân bằng nồng độ chất lỏng trong cơ thể và giảm áp lực lên thành mạch máu.
Xem thêm: Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm không phải ai cũng biết
2.4 Kích thích tiêu hóa
Với đặc điểm mềm bở và bổ sung lượng chất xơ hòa tan khá dồi dào, trái lê ki ma còn có chức năng thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm phân, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng táo bón.
2.5 Tăng khả năng hấp thu chất sắt
Lê ki ma thuộc nhóm trái cây có chứa hàm lượng vitamin C không quá lớn, tuy nhiên hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ là một trong những chất xúc tác thứ yếu giúp tăng khả năng hấp thu chất sắt non-heme, kích thích sản sinh tế bào hồng cầu và giảm thiểu tình trạng thiếu máu xảy ra.
Xem thêm: Những thực phẩm ‘vàng’ dành riêng cho người bị thiếu máu
2.6 Ngăn ngừa lão hóa da
Bên cạnh hoạt chất beta – carotene, nhóm chất chống oxy hóa niacin (vitamin B3) cũng được tìm thấy trong trái lê ki ma. Hai hoạt chất này sẽ phối hợp với nhau tăng cường tái tạo mô ở lớp biểu bì dưới da, dưỡng da khỏe mạnh từ sâu bên trong, trắng sáng và đều màu hơn.
3. Bà bầu ăn lê ki ma có tốt không?
Khi mang thai, nhất là ở giai đoạn ốm nghén, khẩu vị của mẹ bầu thường biến chuyển rất nhiều, có thể chỉ thèm ăn những thức quả rất bình thường, dân dã như trái lê ki ma. Tuy nhiên dù rất thèm nhưng các mẹ vẫn còn lo ngại không biết có nên ăn loại quả này trong thai kì hay không.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ yên tâm bổ sung trái lê ki ma trong thực đơn để hấp thu các dưỡng chất cải thiện sức khỏe cho bản thân lẫn em bé.
Xem thêm: 5 lợi ích sức khỏe từ trái lê ki ma mềm thơm giúp ‘con khỏe, mẹ đẹp’ trong suốt thai kì
4. Hướng dẫn chọn trái lê ki ma thơm mềm
Lê ki ma không phải loại trái cây có giá thành quá đắt đỏ và có thể tìm mua quanh năm, song để lựa đúng trái chín mềm, ngọt thơm và không bị chát thì bạn nên tham khảo áp dụng một số mẹo sau:
- Bạn nên chọn mua quả chín mềm và có vỏ ngoài màu vàng sẫm.
- Không nên chọn trái có bề mặt láng đẹp vì những trái này thường còn non.
- Nên chọn trái hình trái tim, một đầu nhọn, vỏ mỏng, những trái này thường chỉ có một hạt và khá nhỏ.
5. Gợi ý các món ăn hấp dẫn từ trái lê ki ma
Có thể bạn chưa biết, lê ki ma vốn không phải loại quả “tầm thường” bởi đây chính là nguồn nguyên liệu để điều chế bột lê ki ma - chất tạo ngọt được sử dụng trong các loại bánh hay các món tráng miệng ngọt, mang hương vị của đường nâu và thường dùng thay thế cho đường tinh luyện.
Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn lê ki ma trực tiếp, bạn cũng có thể tự tay chế biến một số món ăn đơn giản tại nhà bằng cách tận dụng loại quả này làm thành phần chính. Ví dụ như: sinh tố lê ki ma, chè lê ki ma, bánh bò lê ki ma,…
6. Một số lưu ý cần biết khi ăn trái lê ki ma
Tuy lê ki ma là trái cây giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả nhưng nếu không chú ý ăn đúng cách, đúng khoa học thì sẽ không tận dụng được tối đa lợi ích mà thứ quả này đem lại. Tốt nhất bạn hãy tham khảo và áp dụng một số lưu ý dưới đây:
6.1 Không ăn quá nhiều
Cũng giống như sử dụng bất cứ loại trái cây nào, bạn cần chú ý không ăn quá nhiều lê ki ma, chú ý điều chỉnh liều lượng ở mức hợp lý, chỉ nên ăn từ 1 – 2 trái một lần. Thói quen ăn nhiều liên tục có thể khiến bạn khó hấp thu các nhóm thực phẩm khác, nhanh chóng cảm thấy chướng bụng và đầy hơi.
Xem thêm: 4 ‘thủ phạm’ gây chướng bụng đầy hơi và biện pháp giúp cải thiện tình trạng hiệu quả
6.2 Cắt giảm đồ ngọt khác
Lê ki ma vốn có vị ngọt tự nhiên hấp dẫn nên khi chế biến không cần thêm nhiều chất tạo ngọt khác như mật ong hay đường. Đặc biệt, nếu trong khẩu phần có lê ki ma, hãy chú ý cắt giảm bớt một số loại trái cây như chuối chín, quả vải hay quả nhãn,…
7. Thành phần dinh dưỡng của trái lê ki ma
Hàm lượng các nhóm chất dinh dưỡng trong 100g phần thịt trái lê ki ma được phân tích như sau:
- Năng lượng: 138.8 kcal
- Chất đạm: 2.5 g
- Thiamine (B1): 15% giá trị hàng ngày
- Riboflavin (B2): 1% giá trị hàng ngày
- Niacin (B3): 25% giá trị hàng ngày
- Vitamin C: 52% giá trị hàng ngày
- Canxi: 26.5 mg
- Sắt: 0.92 mg
- Photpho: 37.3 mg
Vậy là trái lê ki ma – thức quả gắn với bao kí ức tuổi thơ không chỉ có hương vị thơm bùi, béo ngậy đầy hấp dẫn mà còn đem lại nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe đúng không nào. Tranh thủ tìm mua và thưởng thức loại quả bổ dưỡng này cùng cả nhà nhé.