Tiêu điểm: Nhân Humanity

Quýt vàng siêu bổ dưỡng

VOH - Mỗi khi mùa thu đông đến cũng là thời điểm quýt vàng thu hoạch với số lượng lớn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, quýt vàng có hương vị độc đáo, thơm ngọt, mọng nước và rất giàu chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, ăn quýt vàng là một thách thức lớn đối với bệnh nhân tiểu đường, nhưng miễn là họ có thể kiểm soát tốt được số lượng ăn vào, tránh để lượng đường trong máu dao động quá nhiều là được.

Đồng thời, họ cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên bất cứ lúc nào, thì các bệnh nhân tiểu đường cũng có thể thưởng thức được nhiều loại “trái cây”, đặc biệt là thưởng thức được quýt vàng vừa thơm vừa ngọt.

quýt
Quýt vàng có hương vị độc đáo và rất giàu chất dinh dưỡng - Ảnh: TVBS 

Xem thêm: 10 tác dụng của quýt đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn

Quýt vàng rất giàu chất dinh dưỡng

Liao Xinyi, chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, quýt vàng rất giàu vitamin C, vitamin A và ion kali. Trong đó, quýt vàng chứa các chất xơ cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường, ăn quýt vàng có thể là một thách thức rất lớn đối với họ.

Nhưng miễn sao là họ cần chú ý đến một số nguyên tắc ăn uống và kiểm soát tốt khẩu phần ăn (số lượng ăn vào), ngay cả bệnh nhân tiểu đường cũng có thể yên tâm ăn trái cây, trong đó có ăn quýt vàng.

Kiểm soát khẩu phần ăn và tách trái cây ra khỏi bữa ăn

Chuyên gia Liao Xinyi khuyến cáo rằng, lượng đường trong trái cây mà bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ trong một lần nên là 15 gram, hầu hết các loại trái cây có kích thước bằng nắm tay đều chứa khoảng 15 gram đường, ví dụ như trái ổi nặng khoảng 140 gram và trái ponkan nặng 150 gram mỗi trái chứa 15 gram đường.

Trái Ponkan (tiếng Trung là 椪柑 hay tiếng Anh là Citrus poonensis) là một giống cây trồng trái có múi ngọt, cho năng suất rất cao với trái to bằng trái cam. Đây là giống cam quýt lai giữa quýt với bưởi.

Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường không chỉ có thể ăn ổi, chỉ cần chú ý đến khẩu phần ăn (số lượng ăn) thì có thể ăn tất cả các loại trái cây.

Nếu có lo lắng về lượng đường trong máu cao sau bữa ăn, họ có thể tách trái cây ra khỏi bữa ăn chính.

Ăn trái cây sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ, xem ăn trái cây như ăn vặt, nhưng nó có thể tránh được sự biến động quá mức của lượng đường trong máu.

Nên ăn quýt tươi hơn là uống nước ép quýt

Chuyên gia dinh dưỡng Liao Xinyi nói rằng, mọi người có thể xem quýt vàng tương tự như rau, protein hoặc chất béo (dầu) trong thực đơn của bữa ăn chính. Kết hợp ăn quýt vàng với các thực phẩm khác như vậy sẽ không làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh.

Ví dụ như, mọi người có thể thêm vài lát quýt vàng vào món salad, hoặc có thể thưởng thức quýt vàng với các loại hạt trong bữa ăn sáng hoặc xế chiều.

Đặc biệt, mọi người nên ăn nhiều quýt tươi hơn và tránh uống nước ép quýt. Vì để ép ra một ly nước quýt sẽ phải dùng nhiều hơn 2 trái quýt, nếu uống hết ly nước quýt này sẽ dẫn đến lượng đường dư thừa và lượng đường trong máu dao động lớn (tăng cao).

Nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người tiểu đường cũng có thể thưởng thức trái cây ngon

Chuyên gia Liao Xinyi cho biết, bệnh nhân tiểu đường cần phải luôn theo dõi lượng đường trong máu. Sau khi ăn cam quýt, đo lượng đường trong máu có thể giúp hiểu được tác động của thức ăn đối với cơ thể, nếu phát hiện ra rằng quýt vàng có tác động đáng kể đến lượng đường trong máu thì kịp thời nhanh chóng điều chỉnh số lượng hoặc tần suất ăn quýt vàng, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người tiểu đường vẫn có thể thưởng thức những loại trái cây thơm ngon như quýt vàng này miễn là họ lựa chọn cẩn thận và kiểm soát tốt số lượng và tần suất ăn.

Nếu trong hoàn cảnh đặc biệt như có chức năng thận hay các bệnh tật khác thì có thể trao đổi về chế độ ăn uống với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, để lựa chọn thực phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu và sức khỏe cụ thể của mình hơn.

Bình luận