10 tác dụng của quýt đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn

(VOH) – Cùng với cam, quýt cũng là loại trái cây vô cùng bổ dưỡng. Hơn thế, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết những tác dụng của quýt mang lại cho sức khỏe.

Quýt là một loại quả phổ biến ở Việt nam và được nhiều người ưa chuộng. Đây không chỉ là loại trái cây ngon miệng, ngọt mát mà nó còn chứa đựng rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

1. Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại quả quýt

Quýt có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco, họ Cam quýt, có nguồn gốc từ Bắc Phi. Giai đoạn đầu, quýt phát triển mạnh ở Tây Ban Nha và Morocco, sau đó, chúng được trồng rộng rãi trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, cũng nguồn thông tin cho rằng, Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ mới là “xứ sở” của quýt từ hơn 3000 năm trước.

Ở Việt Nam, quýt trồng nhiều từ vùng đồi núi đến đồng bằng, trải dài từ Bắc vào Nam.

qua-quyt-tac-dung-dinh-duong-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-0
Quýt là loại trái cây phổ biến tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Quýt là loại cây thân gỗ, kích thước trung bình, cành phân tán mạnh. Thân và cành có gai và rụng khi đạt độ tuổi già nhất định. Lá đơn, bóng dày, có chứa tinh dầu. Hoa có màu hồng, mọc thành chùm. Quả quýt có hình cầu dẹt đầu, có nhiều múi.

Quả quýt có nhiều giống, trong đó ở Việt Nam thường thấy nhất là các loại: quýt đường, quýt hồng, quýt ngọt, quýt Thái, quýt Bắc Kạn, quýt chum,...

2. Ăn quýt có tác dụng gì?

Giống như tất cả các loại trái cây họ cam quýt, quả quýt có lượng vitamin, khoáng chất và hợp chất chống oxy hóa dồi dào. Chính vì thế, khi ăn quýt bạn sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe như:

2.1 Giá trị dinh dưỡng trong quả quýt

Quả quýt chứa nhiều vitamin C cũng như là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, quýt còn chứa nhiều thiamin, vitamin B6, đồng, kali, vitamin B5,... Cụ thể, trong 1 quả quýt cỡ trong bình (nặng 88gr) sẽ chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng sau:

  • Lượng calo: 47
  • Chất đạm : 0.7 gam
  • Chất béo : 0.3 gam
  • Carbohydrate : 12 gram
  • Chất xơ : 1.6 gam
  • Đường : 9.3 gam

2.2 Tốt cho da

Trong quả quýt chứa một lớn vitamin C, đây là một chất có thể giúp làn da khỏe mạnh. Cụ thể, nó giúp cơ thể tạo ra collagen. Collagen là một chất giúp làn da trông trẻ trung hơn. Ngoài ra, vitamin C cũng đã được chứng minh là có thể giúp ngăn ngừa và điều trị tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

2.3 Giúp tóc chắc khỏe

Hàm lượng vitamin B12 có trong quả quýt có thể giúp ngăn rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Bên cạnh đó, vitamin C giúp tăng hấp thụ chất sắt giúp tóc bóng đẹp và chắc khỏe hơn.

2.4 Tốt cho mắt

Quýt giàu beta-carotene và beta-cryptoxanthin, những chất này sẽ chuyển thành vitamin A khi đưa vào cơ thể. Vitamin A là chất có lợi cho việc bảo vệ đôi mắt của bạn khỏe mạnh lâu hơn.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C có nhiều trong quả quýt cũng có tác dụng trị hoãn sự khởi phát của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Xem thêm: Sự thật về đục thủy tinh thể? Các dấu hiệu và cách điều trị bệnh tốt nhất

2.5 Tăng sức đề kháng

Hàm lượng vitamin C đáng kể mà quả quýt mang lại là một nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bạn không gặp phải những bệnh vặt như cúm, cảm lạnh....

qua-quyt-tac-dung-dinh-duong-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-1
Quả quýt chứa rất nhiều vitamin C (Nguồn: Internet)

2.6 Tốt cho tim mạch

Quýt là một nguồn cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể. Chất xơ hòa tan đã được chứng minh là có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL). Khi mức cholesterol LDL giảm, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ.

Chất xơ trong quýt cũng là một chất có thể giúp kiểm soát huyết áp cao – nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra, quýt cũng chứa kali. Kalia là khoáng chất có khả năng làm giảm huyết áp bằng cách loại bỏ natri dư thừa và làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu.

2.7 Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu ghi nhận, trong quýt có chứa chất nobiletin nên có thể khuyến khích cơ thể đốt cháy chất béo và ngăn ngừa quá trình sản sinh chất béo. Vì thế, tiêu thụ quýt cũng giúp bạn tránh được các bệnh gây ra bởi chất béo tăng cao trong cơ thể, như bệnh tiểu đường tuýp 2.

2.8 Giúp xương chắc khỏe

Cùng với kali, hàm lượng canxi và magie trong quả quýt cũng được đánh giá cao. Đây là những khoáng chất có thể giúp tăng mật độ khoáng xương, giúp xương của bạn chắc hơn và ít bị gãy hơn.

2.9 Giúp giảm cân

Quýt là loại quả có thể cung cấp cho cơ thể hàm lượng nước và chất xơ cao, nên ăn quýt sẽ giúp cơ thể nhanh no và lâu đi. Điều này có lợi cho những người đang trong chế độ ăn kiêng.

Bên cạnh đó, các vitamin có quả quýt cũng có tác dụng ức chế việc tạo ra các hormone gây căng thẳng, từ đó ngăn chặn việc tích trữ chất béo. Cho nên, quýt được xem như một loại trái cây lành mạnh, an toàn trong việc giảm cân, giảm béo phì.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Ăn quýt có giảm cân không?

2.10. Chống ung thư

Trong quả quýt chứa chất các chống oxy hóa có đặc tính chống ung thư. Ngoài ra nhờ giàu hàm lượng vitamin C nên ăn quýt còn giúp ngăn chặn sự hình thành, phát triển của khối u, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương và tăng cường hiệu quả của hóa trị.

Chất flavonoid trong trái cây họ cam quýt còn giúp ngăn ngừa mắc bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày và phổi.

3. Bà bầu ăn quýt có tốt không?

Phụ nữ mang thai luôn được khuyến khích ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp những dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Thật may khi quả quýt nằm trong nhóm những loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ bầu cũng như hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Tiêu thụ quýt trong thai kỳ có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp chẳng hạn như: hạn chế các bệnh cảm lạnh, bệnh cúm, giúp điều hòa huyết áp, kháng viêm, tốt cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch....

Tuy nhiên, cần lưu ý để số lượng và thời điểm ăn quýt để giúp cơ thể nhận được đầy đủ nhất các dưỡng chất, không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Bà bầu ăn quýt được không? 5 điều sau đây sẽ lý giải giúp mẹ

4. Vỏ quýt có sử dụng được không?

qua-quyt-tac-dung-dinh-duong-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-2
Vỏ quýt cũng cũng nhiều công dụng cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Không chỉ có phần thịt quả thơm ngon, bổ dưỡng mà ngay cả vỏ quýt cũng được sử dụng như một “vị thuốc”  để phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý sau:

  • Giúp giảm ho
  • Giảm buồn nôn
  • Giảm táo bón
  • Giảm rối loạn tiêu hóa
  • Đẩy lùi hôi miệng
  • Giúp ngủ ngon
  • Làm mịn gót chân
  • Giải quyết các vấn đề về da đầu
  • Điều trị mụn trứng cá và làm chậm quá trình lão hóa da

Xem thêm: Vỏ quýt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

5. Ăn nhiều quýt có tốt không?

Quýt ngon và bổ dưỡng, thế nhưng các chuyên gia thường khuyến cáo bạn không nên ăn quá 3 trái mỗi ngày. Bởi ăn nhiều quýt có thể khiến bạn gặp phải một số rắc rối như:

  • Gây hại cho vòm miệng và răng
  • Không ăn quýt khi bụng đói vì sẽ gây kích thích dạ dày, dẫn đến đau dạ dày
  • Tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu và sỏi thận

Ngoài ra, bạn không nên ăn quả quýt với củ cải trắng hoặc nuốt hạt quýt vì chúng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

6. Những cách chế biến quýt tốt cho sức khỏe

Quýt thường được dùng để làm món tráng miệng sau bữa ăn. Với quả quýt, bạn có thể ăn trực tiếp để có thể hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng, hoặc có thể kết hợp với các loại trái cây, nguyên liệu khác để làm thành các món ăn hấp dẫn như:

  • Salad trái cây hoặc rau
  • Gà nướng sốt quýt
  • Mứt quýt
  • Thạch quýt
  • Nước quýt

Xem thêm: Làm nước ép quýt bổ dưỡng, thanh mát với 4 cách cực dễ

7. Cách chọn và bảo quản quýt

Mỗi loại quýt sẽ có hình dáng, kích thước khác nhau. Tuy nhiên, cách chọn quýt thì lại khá giống nhau. Chỉ cần nắm được các bí quyết sau đây là sẽ chọn được những quả quýt ngon, ngọt “chuẩn” chất lượng.

qua-quyt-tac-dung-dinh-duong-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-3
Chọn quýt ngon nằm nắm rõ một số "mẹo" đơn giản (Nguồn: Internet)

7.1 Dựa vào kích cỡ

Quýt thường sẽ có 3 loại kích cỡ phổ biến, đó là: nhỏ dưới 5.1cm, trung bình: 5.1 – 6.6cm và to trên 7cm. Mặc dù có nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng khi chín thì quả nào cũng sẽ ngon ngọt theo từng kích cỡ đó.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nhiều người, quả nhỏ thường sẽ có vị chua, quả trung bình sẽ là chua chua ngọt ngọt, còn quả to sẽ rất ngọt.

7.2 Dựa vào hình dáng

Nên chọn những quả quýt có hình bầu dục hoặc hơi dẹt một chút sẽ ngon hơn những quả tròn.

7.3 Dựa vào màu sắc

Nên chọn những quả quýt có vỏ đồng màu. Nên tránh chọn những quả có vỏ màu vàng pha lẫn màu xanh, vì đó có thể là quả chưa chín, ăn sẽ khá chua.

7.4 Quan sát cuống quả

Một quả quýt tươi hay không sẽ được thể hiện rất rõ ở phần cuống. Nếu nhìn thấy cuống quả quýt còn tươi ,mới, vùng vỏ quanh cuống còn cứng chắc thì đó là quả quýt tươi.

7.5 Xem độ đàn hồi

Khi mua quýt hãy ấn nhẹ tay vào quả quýt, nếu quả săn chắc, cầm nặng tay và có độ đàn hồi tốt thì đó là những trái quýt tươi ngon.

8. Những ai không nên ăn quýt

Mặc dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại trái cây này. Những đối tương sau đây không nên ăn quýt:

  • Người đang mắc bệnh ho: bởi vì trong quả quýt có chứa chất celluite, chất này khi sẽ làm cơ thể sinh ra nhiệt, làm tạo thêm nhiều đờm trong cổ họng, khiến cơn ho thêm dai dẳng, khó chịu và làm ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp.
  • Người đang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật thì không nên uống nước ép quýt bởi trong loại nước ép này có chứa hàm lượng axit citric cao, gây cản trở quá trình đông máu trong cơ thể và làm chậm quá trình hồi phục.

9. Những lưu ý khi ăn quýt

Để tốt cho sức khỏe và phát huy tối đa tác dụng của quýt mang lại thì khi sử dụng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên ăn quýt nhiều quá mức, chỉ nên ăn 1 - 2 quả trong một ngày.
  • Không nên kết hợp quả quýt với củ cải.
  • Không nên ăn quýt khi dạ dày rỗng ( bụng đói ) vì chất axit trong quả quýt sẽ làm hại cho dạ dày.
  • Sau khi ăn no, trước khi đi ngủ thì không nên ăn quýt bởi vì nó sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tiểu đêm, gây mòn men răng và gây mất ngủ.

Có thể nói, quýt là loại trái cây giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Quýt cũng rất dễ ăn và chế biến được nhiều món ăn. Vì thế, đừng quên thêm quýt vào chế độ ăn hàng ngày để không bỏ sót những dưỡng chất mà cơ thể đang cần.

Bình luận