Quả quýt là loại trái cây phổ biến và được nhiều người ưa thích bởi có mùi thơm dễ chịu cũng như hương vị thanh mát khi ăn. Hơn thế, vỏ quả quýt còn có thể tận dụng thể để làm “thuốc” chữa bệnh.
1. Vỏ quýt có tác dụng gì?
Trong Đông y, vỏ quýt có vị cay, đắng, tính ôn, vào tỳ, phế. Vỏ quýt có tác dụng làm ấm dạ dày, đầy tức bụng, nôn nấc, ăn kém, chậm tiêu, giảm ho nhiều đờm hay viêm khí phế quản.
Khi nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng trong quả quýt, người ta ghi nhận, vỏ quýt chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2, B6, canxi, sắt, photpho, kali, natri... rất tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một số công dụng của vỏ quýt dành cho sức khỏe mà bạn có thể sẽ nhận được:
1.1 Giảm ho
Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể để loại bỏ các yếu tố có hại đối với đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi những cơn ho xuất hiện liên tục sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hay nghỉ ngơi.
Để chấm dứt tình trạng này, bạn có thể sử dụng vỏ quýt bằng cách: thái vỏ quýt bỏ vào ly, cho thêm 300ml nước nóng. Uống nước vỏ quýt sẽ giúp bạn giảm ho và hỗ trợ long đờm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô 5gr vỏ quýt, sau đó đun sôi 400ml nước lọc. Cho vỏ quýt vào cùng một chút mật ong và gừng băm nhuyễn. Để hỗn hợp này vào bình giữ nhiệt dùng dần có thể giúp giảm ho hiệu quả.
1.2 Giảm buồn nôn
Một trong những tác dụng của vỏ quýt được biết đến rộng rãi, là nó có thể giúp làm giảm buồn nôn. Nếu bạn bị say xe hoặc cảm thấy khó chịu, muốn nôn, bạn có thể ngửi mùi vỏ quýt hoặc uống nước ấm được ngâm cùng vài lát vỏ quýt tươi.
Xem thêm: Bỏ túi 9 cách chống say tàu xe đơn giản, từ nay bạn sẽ thoải mái đi du lịch mà chẳng cần lo lắng
1.3 Giảm táo bón
Uống nước có ngâm vỏ quýt cũng là một cách hiệu quả để giúp bạn giảm chứng táo bón hiệu quả.
1.4 Giảm rối loạn tiêu hóa
Những người thường xuyên bị chướng bụng, khó tiêu do ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ có thể sử dụng nước vỏ quýt ngâm để cải thiện tình trạng. Các thành phần trong vỏ quýt có thể giúp làm giảm tình trạng đầy hơi khó tiêu, tăng cường lưu thông khí huyết và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
1.5 Đẩy lùi chứng hôi miệng
Tinh dầu có trong vỏ quýt chính là thành phần có tác dụng rất tốt trong việc giảm thiểu các tác nhân gây mùi trong khoang miệng, từ đó giúp đẩy lùi chứng hôi miệng.
Xem thêm: Cách ‘tạm biệt’ chứng hôi miệng cực chuẩn để bạn tự tin giao tiếp mỗi ngày
1.6 Giúp ngủ ngon
Tinh dầu quýt có thể giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy vỏ của khoảng 3 trái quýt tươi, đun sôi với nước trong 1 giờ để lấy tinh chất. Hòa nước quýt với nước tắm và ngâm mình trong hỗn hợp này khoảng 15 phút sẽ thấy hiệu quả tức thì.
1.7 Giúp làm mịn gót chân
Thời tiết chuyển sang mùa lạnh, gót chân bạn sẽ trở nên khô ráp, thậm chí nứt nẻ. Để làm mịn gót chân, bạn có thể nghiền nhỏ vỏ quýt, trộn cùng với tinh dầu và dầu nền bạn thường sử dụng. Sử dụng hỗn hợp này bôi lên bàn chân hoặc gót chân sẽ giúp làm da ở khu vực này được mềm mịn hơn, hạn chế được tình trạng nứt gót chân.
1.8 Giải quyết các vấn đề về da đầu
Bột nghiền từ vỏ quýt không những tốt cho da mà mà còn tốt cho tóc. Bạn có thể thử ủ tóc bằng nước đã được đun với với vỏ quýt khoảng 30 phút sẽ giúp làm tóc sáng bóng, cũng như đánh bay gàu và các vấn đề về da đầu khác.
1.9 Điều trị mụn trứng cá
Vitamin C trong vỏ quả quýt có đặc tính kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn, chống lại sự “tái sinh" của mụn. Bạn có thể sử dụng vỏ quýt đã được nghiền nát, đắp lên mặt để loại bỏ mụn trứng cá.
1.10 Làm chậm quá trình lão hóa da
Vỏ quýt có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của làn da nhờ có sự hiện diện của vitamin C và chất chống oxy hóa. Nếu bạn thường xuyên sử dụng bột từ vỏ quýt để làm mặt nạ hoặc sử dụng toner có chiết xuất từ quýt, bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt trong làn da của mình.
Xem thêm: Thói quen chăm sóc da cần có để chống lại 'dấu vết thời gian'
2. Món ăn bài thuốc từ vỏ quýt
Vỏ quýt còn được dùng làm nguyên liệu để chế biến món ăn. Các món ăn từ vỏ quýt không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Một số món ăn bài thuốc có sử dụng vỏ quýt là:
- Cháo trần bì (vỏ quýt)
- Gà kho trần bì hương phụ
- Gà hầm trần bì nhục quế
- Canh cá diếc trần bì
- Nước hãm trần bì
- Mứt trần bì (vỏ quýt)
Xem thêm: Thử ngay 4 món nước ép quýt giàu dinh dưỡng này để cải thiện sức khỏe, dưỡng da giữ dáng hiệu quả
3. Cách bảo quản vỏ quýt
Nếu muốn sử dụng vỏ quýt được lâu bạn cần đem phơi vỏ quýt cho khô, sau đó cho vào trong hộp kín rồi để ở nơi khô tối.
Nếu vỏ quýt được giữ trong điều kiện lý tưởng, bạn có thể sử dụng vỏ quýt trong khoảng thời gian khá dài mà không phải lo bị hư hỏng.
Quýt rất bổ dưỡng và vỏ quýt cũng vậy. Do đó, từ nay về sau, mỗi khi ăn quýt bạn nhớ giữ lại vỏ quýt, đem phơi khô để có thể lấy ra sử dụng kịp thời trong những lúc cần thiết.