Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Số Hữu Tỉ. Số Thực»Cách làm tròn số hay và dễ hiểu nhất

Cách làm tròn số hay và dễ hiểu nhất

(VOH Giáo Dục) - Kiến thức làm tròn số lớp 7 được tổng hợp nhằm giúp các em học sinh biết cách làm tròn số dễ hiểu nhất cũng như vận dụng làm các bài tập liên quan.

Xem thêm

Làm tròn số là một phần kiến thức khá dễ trong chương trình Toán lớp 7, tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn học sinh chưa nắm rõ. Hãy cùng VOH Giáo Dục tham khảo bài viết dưới đây để biết cách làm tròn số dễ hiểu nhất nhé.


1. Cách làm tròn số nguyên

  • Nếu chữ số đầu tiên trong các số mà ta định bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng số 0.

Ví dụ: Làm tròn số 2632 đến hàng chục

Ta thấy chữ số đầu tiên bị bỏ trong số 2632 là số 2 < 5 nên sau khi làm tròn ta được: 2632 2630

  • Nếu chữ số đầu tiên trong các số mà ta định bỏ đi bằng hoặc lớn hơn 5 thì ta cộng thêm 1 vào số cuối cùng ở lại và thay các chữ số bị bỏ đi bằng số 0.

Ví dụ: Làm tròn số 565 đến hàng trăm

Ta thấy chữ đầu tiên trong chữ số bị bỏ đi là 6 > 5 nên sau khi làm tròn ta được: 565 600

2. Cách làm tròn số thập phân

  • Nếu chữ số đầu tiên trong các số mà ta định bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta sẽ bỏ đi và kết quả sau khi làm tròn sẽ là những số còn lại.

Ví dụ: Làm tròn số 12,353 đến chữ số thập phân thứ 2

Ta có: Chữ số đầu tiên trong các số bị bỏ đi là 3 < 5 vì vậy sau khi làm tròn số 12,353 ta bỏ đi số 3, phần còn lại chính là số sau khi làm tròn đó là: 12,35

  • Khi làm tròn số thập phân, nếu chữ số đầu tiên trong các số mà ta định bỏ đi bằng hoặc lớn hơn 5 thì ta cộng thêm 1 vào số cuối cùng ở lại.

Ví dụ: Làm tròn số 153,3932 đến chữ số thập phân thứ nhất

Ta có: Chữ số đầu tiên trong các số bị bỏ đi (chính là chữ số thập phân thứ 2) là 9 > 5 nên ta phải cộng thêm 1 vào số cuối cùng ở lại, như vậy ta sẽ được một số sau khi làm tròn là: 153,4

*Chú ý: Khi làm tròn số ta phải sử dụng dấu xấp xỉ chứ không được dùng dấu bằng.

» Xem thêm: Hướng dẫn cách làm tròn số thập phân đơn giản, dễ hiểu

3. Những trường hợp làm tròn số cần chú ý

Cho đề bài: Làm tròn số 23,2249 đến chữ số thập phân thứ 2

Có hai bạn làm tròn theo hai cách như sau:

Bạn Nam: Vì khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3 thì số 23,2249 = 23,225

Sau đó, làm tròn đến số thập phân thứ 2 sẽ là: 23,23

Vậy số 23,2249 khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2 là 23,23

Bạn Thu: Khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2 thì số đầu tiên bị bỏ đi là 4 < 5 nên số 23,2249 sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2 là 23,22.

Vậy bạn nào đúng? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Phân tích cách làm của hai bạn, ta thấy:

Cách làm của bạn Nam là bạn làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3 rồi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2, vì vậy chưa đúng với cách làm tròn số như đã nói ở trên. Khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2 thì chữ số đầu tiên phải bỏ đi là chữ số thứ 3, ở số 23,2249 khi làm tròn đến chữ số thứ 2 thì số đầu tiên bỏ đi là số 4 < 5 nên kết quả sau khi làm tròn sẽ là 23,22.

Vì vậy, cách làm của bạn Thu đúng, cách làm của bạn Nam sai.

*Từ đây, ta có thể rút ra một lưu ý, khi đề bài yêu cầu làm tròn đến chữ số thập phân thứ mấy thì ta chỉ cần so sánh chữ số đầu tiên bị bỏ đi với 5 rồi làm tròn, không cần chú ý đến các số bị bỏ đi thứ 2, thứ 3,...

Ví dụ: 1,246 làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất là: 1,2

» Xem thêm: Cách quy tròn số gần đúng & bài tập trắc nghiệm có đáp án

4. Các dạng bài tập áp dụng làm tròn số

4.1. Dạng 1: Dạng bài tập trắc nghiệm nhớ cách làm tròn

*Phương pháp giải:

Dựa vào cách làm tròn số nguyên và số thập phân và trường hợp đặc biệt để giải bài toán

Bài tập luyện tập:

Câu 1: Số 27653 sau khi làm tròn đến hàng nghìn là:

A.27600

B. 27650

C. 27000

D. 20000

Câu 2: Số 6472101 sau khi làm tròn đến hàng trăm là:

A.6000000

B. 6400000

C. 6470000

D. 6472100

Câu 3: Số 12,446 sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2 là:

A.12,45

B. 12,44

C. 12,4

D. 12,5

Câu 4: Số 245,698745213 sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 4 là:

A. 245,698

B.245,6988

C.245,6987

D. 245,699

Câu 5: Số 32,15346 sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3 là:

A. 32,153

B. 32,15

C. 32,154

D. 32,1534

ĐÁP ÁN

Dựa vào cách làm tròn số

Câu 1: Đáp án đúng là C

Câu 2: Đáp án đúng là D

Câu 3: Đáp án đúng là A

Câu 4: Đáp án đúng là C

Câu 5: Đáp án đúng là A

4.2. Dạng 2: Bài tập tự luận làm tròn số

*Phương pháp giải:

Dựa vào cách làm tròn số nguyên và số thập phân và trường hợp đặc biệt để giải bài toán

Bài tập luyện tập:

Bài 1: Làm tròn các số sau:

a) Số 6580 đến hàng trăm

b) Số 69782 đến hàng chục

c) Số 60302 đến hàng nghìn

ĐÁP ÁN

a) Số 6580 làm tròn đến hàng trăm, ta được:

b) Số 69782 làm tròn đến hàng chục, ta được:

c) Số 60302 làm tròn đến hàng nghìn, ta được:

Bài 2: Làm tròn các số sau:

a) 12,347 đến chữ số thập phân thứ 2

b) 2,987564 đến chữ số thập phân thứ 3

c) 368,7275 đến chữ số thập phân thứ 1

ĐÁP ÁN

a) Số 12,347 làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2, ta được:  

b) Số 2,987564 làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3, ta được:

c) Số 368,7275 làm tròn đến chữ số thập phân thứ 1, ta được:

4.3. Dạng 3: Dạng bài có lời văn

*Phương pháp giải:

Nhớ được cách tính rồi làm tròn số để giải bài toán

Bài tập luyện tập:

Bài 1: Tính chu vi và diện tích của hình bình hành biết cạnh a = 2,6dm và cạnh b = 5,33dm, chiều cao tương ứng với cạnh b là h = 3,72dm (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

ĐÁP ÁN

Chu vi hình bình hành là: C = (a+b) x 2 = (2,6 + 5,33) x 2 = 15,86 15,9(dm)

Diện tích hình bình hành là: S = b.h = 5,33 x 3,72 = 19,8276 (dm)

Bài 2: Để may một cái áo người ta cần một mảnh vảnh hình chữ nhật có chiều dài là 20m và chiều rộng là 18m. Tính diện tích mảnh vải (Kết quả làm tròn đến hàng trăm)

ĐÁP ÁN

Diện tích mảnh vải là: 20 x 18 = 360 400(m2)

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc của mình về cách làm tròn số và biết một số dạng bài tập liên quan.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang 

Tác giả: Ngọc Đỗ

Số tròn chục và các phép tính liên quan
Căn bậc 2 là gì? Đâu là cách tính căn bậc 2 chuẩn nhất?