Cơ hội thu hút dòng vốn từ EU vào Việt Nam

Ngày 30/7, tại TPHCM, Bộ Công thương phối hợp Phái đoàn Liên hiệp châu Âu (EU) và Đại sứ quán các nước thành viên EU tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU.

Diễn đàn thu hút hơn 300 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, hiệp hội, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, các tỉnh, thành phố phía nam tham dự.

Tại diễn đàn, các đại biểu khẳng định, EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Các mặt hàng như dệt may và giày da, điện thoại di động, máy tính, nông sản được coi là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường các nước EU. EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu tăng thêm 20% vào năm 2020, và gần 43% vào năm 2025; đồng thời sẽ gỡ bỏ 99,2% số dòng thuế, tương đương với 99,7% kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU trong lộ trình 7 năm, việc gỡ bỏ các hàng rào thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia EU sẽ tạo thêm cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ giữa Việt Nam với các nước EU.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam và EU đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1990, trong gần 30 năm qua, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước đã không ngừng phát triển. Các thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, trong vòng 18 năm (2000 – 2018), giá trị thương mại hai chiều giữa hai bên đã tăng hơn 13 lần từ khoảng 4,1 tỷ USD vào năm 2000 lên 55,84 tỷ USD vào năm 2018; trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt gần 41,9 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt hơn 13,9 tỷ USD.

Theo thống kê của Bộ Công thương, trong vòng 18 năm qua, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đã tăng hơn 13 lần, từ khoảng 4,1 tỷ USD vào năm 2000 lên 55,84 tỷ USD vào năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt gần 41,9 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt hơn 13,9 tỷ USD. Về đầu tư trực tiếp, tính đến tháng 6-2019, EU có 27 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 3.205 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 53,1 tỷ USD.

Hiện tại, các mặt hàng như dệt may, da giày, điện thoại di động, máy tính, nông sản… được coi là những sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu qua EU. Về đầu tư trực tiếp, đến hết 6 tháng năm 2019, EU có 27 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 3.205 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 53,1 tỷ USD. Những kết quả đó đã đưa EU trở thành một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Ngoài ra, EVFTA cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp Châu Âu vào Việt Nam, sẽ tạo ra sức ép không nhỏ cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, những mặt hàng mà Việt Nam và Châu Âu có thế mạnh có tính bổ sung cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh trực tiếp. Quan trọng là DN phải chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường, có kế hoạch tăng trưởng và tăng sức cạnh tranh, đặc biệt là phải nắm chắc các quy định, điều khoản từ hiệp định, để không bị thiệt hại hoặc không được hưởng lợi thuế quan.

Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu gặp gỡ, trao đổi và cung cấp các thông tin hữu ích về thị trường EU, cập nhật chính sách trong hoạt động thương mại, như: việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cảnh báo và phân tích tác động của thị trường tới hoạt động xuất khẩu... Qua đó, giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược dài hạn trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.