Hiện nay, nhà cấp 4 gác lửng đang là thiết kế kiến trúc được rất nhiều gia đình lựa chọn, từ thành thị cho đến nông thôn. Kiểu nhà này luôn đem đến cho gia đình bạn một không gian rộng rãi, thoáng đãng và ấm cúng.
1. Nhà gác lửng là gì?
Nhà gác lửng hay còn gọi là tầng lửng, gác xép, là thuật ngữ được bắt nguồn từ tiếng Ý (mezzano). Xây nhà gác lửng được xem như một giải pháp hữu hiệu với những căn nhà nhỏ.
Theo đó, gác lửng có nghĩa là lửng một tầng trong kiến trúc của một căn nhà, là một tầng trung gian giữa các tầng, vì vậy, gác lửng thường không được tính vào số tầng của một căn nhà.
Thông thường, nhà gác lửng là những căn hộ có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị hạn chế chiều cao. Thiết kế gác lửng sẽ giúp mở rộng diện tích sử dụng. Ngoài ra, những căn nhà lớn có diện tích rộng vẫn có thể thiết kế gác lửng để tạo điểm nhấn về kiến trúc, cũng như giúp không gian rộng thoáng hơn.
Không gian gác lửng thường được trưng dụng để làm phòng đọc sách, khu trưng bày,… Một số gia đình còn sử dụng nơi này làm phòng ngủ, phòng ăn, thậm chí là phòng khách.
2. Tại sao nhà cấp 4 gác lửng được ưa chuộng?
Nhiều hộ gia đình trẻ hiện nay thích xây dựng nhà cấp 4 gác lửng, bởi chúng mang đến rất nhiều công dụng như:
2.1 Tăng diện tích sử dụng
Chỉ với một căn nhà cấp 4 có gác lửng, bạn có thể tăng thêm ít nhất 40% diện tích mặt sàn. Công dụng này có tác dụng rất lớn đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, đặc biệt là các ngôi nhà ống.
2.2 Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí xây dựng là ưu điểm thứ 2 khi xây dựng gác lửng. Thay vì phải chi nhiều tiền xây cầu thang, tiền đổ mê lên tầng, bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều khi quyết định xây dựng gác lửng.
2.3 Đảm bảo được quy định xây dựng
Ở một số nơi có quy định số tầng xây dựng tối đa cho một căn nhà (2 tầng, 3 tầng hoặc tối đa 4 tầng tùy từng địa điểm quy định riêng). Do đó, việc xây gác lửng giúp cho bạn đảm bảo được quy định xây dựng, bởi gác lửng không được tính vào số tầng, vì thế xây gác lửng không vi phạm an toàn xây dựng.
2.4 Tính đa năng
Công dụng cuối cùng là sự đa năng trong việc sử dụng. Với phần gác lửng bạn có thể dùng làm phòng ngủ, nhà bếp, phòng làm việc, phòng đọc sách…
Lưu ý: Dù dùng vào mục đích gì, việc bài trí gác lửng cũng cần tạo được sự thông thoáng cho ngôi nhà. Thông thường, chiều cao của gác lửng sẽ từ 1.8 – 2.8m nên bạn cần lưu ý khi mua đồ nội thất sao cho phù hợp nhất
Xem thêm: Linh vật phong thủy là gì? Top 10 linh vật giúp tăng tài lộc, may mắn vào nhà
3. Các mẫu nhà cấp 4 gác lửng đẹp
3.1 Nhà cấp 4 có gác lửng 1 phòng ngủ
Đối với căn nhà có diện tích nhỏ và kinh phí eo hẹp, bạn có thể thiết kế căn nhà cấp 4 gác lửng 1 phòng ngủ. Với mẫu nhà này, bạn có thể bố trí phòng ngủ trên gác lửng hoặc ngăn thành phòng ngủ và phòng làm việc trên cùng một không gian diện tích gác lửng.
Hơn thế, bạn có thể tạo ra nhiều không gian mở khác nhau, những vách tường bí bách sẽ được loại bỏ. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng những chiếc kệ, chiếc tủ để trang trí. Vừa tiết kiệm diện tích lại giúp không gian thoáng đãng hơn. Đặt một vài bức tranh mang màu sắc tươi sáng ở vị trí thích hợp sẽ càng làm nổi bật cho ngôi nhà.
3.2 Nhà cấp 4 có gác lửng 2 phòng ngủ
Nhà cấp 4 có gác lửng 2 phòng ngủ cũng là một lựa chọn khá hay. Ở thiết kế này, bạn có thể bố trí trên gác lửng 1 phòng ngủ, không gian sinh hoạt chung (phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh...) sẽ được bố trí toàn bộ dưới tầng trệt và 1 phòng ngủ ở sau cùng.
3.3 Nhà cấp 4 có gác lửng 3 phòng ngủ
Đây là một trong những mẫu nhà cấp 4 rất phổ biến hiện nay. Bạn có thể thiết kế và bố trí không gian hợp lý, sử dụng thuận tiện để tiết kiệm diện tích cũng như chi phí xây dựng.
Phần gác lửng giúp mở rộng thêm không gian để giải quyết bài toán diện tích sử dụng. Có thể thiết kế thêm phòng ngủ, phòng để đồ, phòng sinh hoạt chung,... tùy vào mục đích sử dụng của gia đình..
3.4 Nhà cấp 4 gác lửng hiện đại
Mẫu nhà cấp 4 gác lửng hiện đại được thiết kế đơn giản, gọn gàng và ngăn nắp. Thông thường, tầng trệt sẽ dùng cho phòng khách và không gian sinh hoạt chung. Tầng lửng xây dựng phòng ngủ riêng biệt, kín đáo.
3.5 Nhà cấp 4 gác lửng cổ điển
Thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng, đặc biệt là nhà cấp 4 gác lửng cổ điển đều khá đồ sộ về hình khối. Chính vì thế, mẫu thiết kế này cần phải bố trí không gian xung quanh hợp lý như sân vườn, tiểu cảnh bên ngoài sao cho ngôi nhà vừa thông thoáng nhưng vẫn bề thế và sang trọng.
3.6 Nhà cấp 4 gác lửng có phòng thờ
Với chiều rộng căn nhà từ 4 – 5 mét và chiều dài lớn, bạn có thể dễ dàng thiết kế một căn nhà cấp 4 đẹp có cả gác lửng và phòng thờ.
Với mẫu nhà này, bạn có thể thiết một chỗ đậu xe ô tô hay xe máy ngay tại bên trong nhà. Tiếp sau nhà xe sẽ là phòng khách được bố trí và sắp xếp nội thất vô cùng gọn gàng, khoa học. Sau phòng khách là bếp và phòng ăn được ngăn cách bằng vách ngăn phòng khách.
Cầu thang được thiết kế nhỏ gọn, đơn giản và tiết kiệm diện tích. Trên gác lửng bố trí 1 phòng thờ hoặc phòng làm việc cùng 1 – 2 phòng ngủ và nhà vệ sinh.
Xem thêm: ‘Rước thêm’ vượng khí, may mắn vào ngôi nhà nếu gia chủ biết 5 quy tắc sau
4. Những lưu ý khi xây và mua nhà cấp 4 gác lửng
Trước khi xây hoặc mua nhà cấp 4 gác lửng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Chú ý lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công công trình uy tín và chuyên nghiệp.
- Chú ý đến không khí và độ chiếu sáng của căn nhà.
- Lựa chọn kiểu mái phù hợp.
- Xác định vị trí gác lửng chính xác cân đối diện tích nhà và hợp với phong thủy.
- Xác định chức năng của gác lửng để tránh làm thiếu hoặc thừa diện tích..
- Vị trí đặt cầu thang hợp phong thủy và đảm bảo độ dài thích hợp. Chất liệu làm cầu thang cũng cần được gái chủ cân nhắc chọn lựa kỹ.
- Cuối cùng, chọn vật liệu để làm gác thích hợp với chức năng gác. Nên chọn những chất liệu nhẹ và có độ cứng cáp đảm bảo chịu lụa vừa đủ.
5. Những sai lầm khi thiết kế nhà cấp 4 gác lửng
Trong xây dựng nhà cửa, yếu tố phong thủy luôn được quan tâm và chú trọng, với những căn nhà cấp 4 gác lửng cũng thế. Do đó, bên cạnh việc nghiên cứu những mặt lợi về nhà cấp 4 gác lửng thì bạn cũng cần tránh các sai lầm sau đây khi xây nhà:
5.1 Thiết kế xà ngang chèn ép gác lửng
Không thiết kế gác lửng nằm ngay dưới xà ngang của căn nhà, vì điều này là đại kỵ trong phong thủy. Việc xà ngang chắn ngang nơi ngủ sẽ gây cảm giác nặng nề, khó chịu, khiến bạn không có giấc ngủ ngon, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, xà ngang chèn ép giường ngủ có thể gây hao tổn tài lộc.
5.2 Không trổ cửa sổ cho gác lửng
Nhiều người thường không thích trổ cửa sổ cho gác lửng vì sợ làm tường yếu, ảnh hưởng kết cấu ngôi nhà… Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai. Gác lửng vốn có không gian nhỏ, hẹp nên cần phải thông thoáng. Việc trổ cửa sổ sẽ giúp mang ánh sáng tự nhiên cũng như không khí lưu thông trong nhà.
5.3 Xây gác lửng quá sát trần nhà
Nếu nhà bạn chỉ cao dưới 3.5m, bạn không nên xây gác lửng. Việc gác lửng áp quá sát trần nhà sẽ không có lợi trong việc sinh hoạt. Không chỉ gây khó khăn khi lên xuống mà còn làm không khí bí bách.
Hơn nữa, việc xây gác lửng sát trần nhà sẽ phải hấp thụ toàn bộ nhiệt lượng từ mái nhà phả xuống, chúng sẽ khiến căn gác nóng vào ban ngày và lạnh hơn vào ban đêm.
5.4 Thiết kế gác lửng có độ dốc lớn
Khi thiết kế thêm một gác lửng nhà ở bạn cần lưu ý rằng mái nhà sẽ trở nên thấp hơn, do đó, không khí trong phòng sẽ không được vận hành thuận lợi. Nếu như gác xép quá dốc sẽ làm cho không khí đi vào trong phòng sẽ nhanh chóng bị thoát ra. Bởi thế, tốt nhất là bạn nê thiết kế gác xép có độ dốc nhỏ.
Trên đây là những thông tin về nhà cấp 4 gác lửng cũng như những gợi ý đến bạn một vài mẫu nhà phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có được một ý tưởng cho mái ấm nhỏ của mình trong tương lai.
Địa chỉ: Lầu 10, 801 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM
Tel: (028) 5411-9999 - Fax: (028) 5411-5999
E: info@phumyhung.com.vn