Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Cúng thất là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của nghi lễ cúng thất

(VOH) – Ma chay là phong tục có từ lâu đời của người Việt, một trong những nghi lễ có trong phong tục ma chay chính là cúng thất. Vậy cúng thất là gì?

Ma chay là cụm từ dùng để chỉ phong tục được thực hiện cho người đã khuất, bởi trong văn hóa người Việt “nghĩa tử là nghĩa tận” cho nên khi bất cứ người nào trong gia đình mất đi cũng được thân nhân lo lắng chu toàn. Và trong rất nhiều nghi thức của phong tục ma chay, có lễ cúng thất.

1. Cúng thất là gì? Lễ cúng thất là gì?

Cúng thất hay còn gọi là cúng tuần, cúng thất tuần, cúng 7 ngày là một nghi lễ Phật giáo do các sư thầy (chư tăng) cử hành.

Nếu như ngày tang lễ có thể thường sẽ có mặt nhiều người trong gia đình, bà con dòng họ, làng xóm… thì cúng thất thường chỉ gồm những người thân trong gia đình của người đã khuất, và một số họ hàng thân thuộc.

Trước đây, cúng thất thường cử hành tại chùa, là nơi thờ phượng đặt tro cốt của người quá cố. Nhưng ngày nay, nghi lễ này có thể được cử hành tại gia (có thể có hoặc không có những nhà sư được mời tới nhà).

Cúng thất là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của nghi lễ cúng thất 1

2. Nguồn gốc của lễ cúng thất

Theo nhiều tài liệu, cúng thất là nghi lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam và sau đó đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tương truyền, con người bình thường thì đều có phần âm (linh hồn), phần này sẽ sẽ tồn tại trong bảy bảy bốn chín ngày sau khi con người mất đi. Cứ 7 ngày phần âm của người đã khuất sẽ lại vô cùng thống khổ.

Trong cuốn Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có viết, nếu muốn người đã mất giảm bớt những thống khổ họ phải chịu đựng thì những người thân trong gia đình có thể tụng kinh niệm Phật hoặc tu tập sám hối pháp hướng về người đã mất, đặc biệt là trong bảy ngày đầu tiên (thất đầu).

Xem thêm:
Ý nghĩa của lễ nhập trạch trước khi vào nhà mới là gì?
Tìm hiểu về khái niệm karma nhân quả báo ứng trong cuộc sống
Chánh niệm là gì?  Ý nghĩa và cách thực hành chánh niệm trong đời sống

3. Ý nghĩa của lễ cúng thất

Theo quan niệm của người xưa, cúng thất là một nghi lễ có thể giúp người đã khuất giảm bớt những hình phạt đau đớn, nghiêm khắc. Đồng thời còn có thể giúp người còn sống tu phúc, cầu an, đặc biệt là thấm nhuần thêm nguồn lý vào trong tâm hồn của mình.

Cúng thất là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của nghi lễ cúng thất 2

Theo tín ngưỡng Thân Trung Ấm, người quá cố có thể vãng sinh hoặc tái sinh ngay sau khi qua đời, hoặc có thể trải qua thời gian từ một tuần lễ đến tối đa là 7 tuần lễ trước khi đi tái sinh hoặc vãng sinh. Trong thời gian này, nếu thân nhân và bạn bè người quá cố thực hành chánh niệm, trì tụng kinh điển, trai tăng, bố thí, tạo tác công đức có thể làm phát sinh ra rất nhiều năng lượng tốt cho sự chuyển hóa ấy.

4. Cúng thất có bao nhiêu ngày? Bao gồm những gì?

Lễ cúng thất thường tồn tại trong 49 ngày, tức là 7 lần 7. Cúng thất gồm bảy thất, tính từ ngày mất, sau bảy ngày sẽ cử hành cúng thất một lần (mỗi thất 7 ngày). Cúng liên tục đến ngày thứ 49 sẽ cử hành lễ Chung thất, hay còn gọi là cúng giỗ mở đầu sau khi người mất được 49 ngày.

Mâm cúng thất (cúng tuần đầu) cho người có thể là mâm cúng mặn hoặc chay. Với những gia đình truyền thống tin Phật thường sẽ chuẩn bị mâm cúng chay...

Lễ vật trong mâm cúng có thể chuẩn bị cầu kỳ hoặc đơn giản, miễn sao bày tỏ được lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Một số lễ vật thường thấy trong lễ cúng thất là: tiền vàng, quần áo giấy, các loại vàng mã, mâm cỗ (cỗ chay hoặc mặn), nước, rượu, nhang đèn, hoa, trái cây…

Xem thêm: 
Hiểu biết về bản ngã trong Phật giáo để biết cái tôi là tốt hay xấu
Phật Pháp và những câu nói giúp bạn nhận ra cuộc sống thật tươi đẹp
Tuyển tập thơ ăn chay niệm Phật chứa đựng những triết lý ý nghĩa trong cuộc sống

5. Những điều cần biết khi làm lễ cúng thất

Lễ cúng thất thường sẽ bao gồm việc cúng cơm và cầu siêu cho người đã mất, đây là một việc thường thấy đối với những gia đình theo Phật giáo. Tuy nhiên, nếu việc làm này không xuất phát từ sự hiểu biết thì những người thực hiện sẽ không có niềm tin. Chính vì thế, điều cần thiết nhất khi thực hiện lễ cúng thất chính là niềm tin, bởi nếu làm một cách không thành tâm thì việc thực hiện lễ cũng thất cũng không mang lại tác dụng cho bất cứ ai.

Cúng thất là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của nghi lễ cúng thất 3

Ngoài nghi lễ cầu siêu thì việc chuẩn bị mâm cơm cúng thất cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Mâm cơm cúng thất có thể nấu chay hoặc mặn, tuy nhiên, việc làm cơm cúng bằng những món ăn chay sẽ giúp tránh khỏi tội sát sanh cho người đã mất.
  • Không đặt trực tiếp mâm cơm cúng thất lên bàn thờ và cũng không đặt dưới đất. Tốt nhất là kê một cái bàn đã lau chùi sạch sẽ đặt cạnh bàn rồi để mâm cơm lên.
  • Lau chùi dọn dẹp sạch sẽ không gian làm cơm cúng, không để những vận dụng dơ bẩn ở gần.

Bên cạnh đó, người tham gia lễ cúng thất nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, gọn gàng, màu sắc tối giản. Không cười giỡn, nô đùa trong khi thực nghi lễ cúng thất. 

Trong đạo Phật thường nói: vạn pháp và vô ích, nhân quả không vô ích. Điều đó cho thấy giá trị cốt lõi của cuộc sống chính là nhân quả. Mỗi việc làm của chúng ta hiện tại đều có ý nghĩa quyết định tới tương lai và tục cúng thất cũng đi theo nguyên lý nhân quả này. 

(Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet)

Bình luận