Đố kỵ là gì? Danh ngôn, châm ngôn về lòng ghen ghét đố kỵ ý nghĩa

(VOH) – Thông qua những mối quan hệ xung quanh, chúng ta có thể nhận thấy nhiều vấn đề phát sinh giữa mọi người với nhau. Trong đó, có cả sự tồn tại của lòng ghen tị, đố kỵ.

Chúng ta dường như đã chẳng còn cảm thấy xa lạ gì với cụm từ ‘đố kỵ’ trong cuộc sống hằng ngày. Thay vì nhìn về những điều tiêu cực thông qua hình thức so sánh mình với người khác, chúng ta hãy cố gắng thấu hiểu nhiều hơn về lòng đố kỵ và biến chúng thành những hành động tích cực để thay đổi chính mình.

Cùng đến với bài viết dưới đây để tìm ra cách giải quyết những suy nghĩ, hành động xuất phát từ lòng đố kỵ bạn nhé!

1. Đố kỵ là gì?

Đố kỵ là một loại cảm xúc tiêu cực sẽ nảy sinh mỗi khi con người có sự so sánh với người khác và cảm thấy mình không có được điều gì đó tương tự như người khác ví dụ như thành tích, vật chất,... Nó có thể bao gồm những sự giận dữ, khó chịu, oán giận dẫn đến ghét bỏ đối tượng vì họ có nhiều điểm tốt hơn mình.

do-ky-voh-0

Đố kỵ là gì? (Nguồn: Internet)

Trong tiếng Anh thì đố kỵ là “Jealous”, và được dùng phổ biến trong cuộc sống bởi vì đố kỵ luôn tồn tại ở mọi lúc mọi nơi. Sự đố kỵ có thể xuất hiện trong gia đình, nơi làm việc hoặc các mối quan hệ giữa bạn bè, người yêu… Những nguyên nhân sinh ra lòng đố kỵ thường là sự so sánh, hoặc thiếu tự tin vào bản thân.

Có người vì trở thành đối tượng bị so sánh nên dễ dẫn đến cảm giác chán nản, buồn bực, phẫn uất. Còn những người hay so sánh mình với người khác nhưng theo hướng tiêu cực sẽ dễ nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, từ đó có nhiều lời nói, hành động không tốt. Một số khác lại thường có xu hướng đố kỵ ngầm, không tỏ thái độ ra bên ngoài.

Những người thiếu tự tin vào bản thân do hoàn cảnh sống, hoặc tính cách tự cao, tự ái cũng dễ dẫn đến việc hay đố kỵ với người khác. Nếu một người không tự tìm ra nguyên nhân cho sự thất bại của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác và cảm thấy cuộc đời bất công với mình thì sự đố kỵ luôn thường trực trong lòng họ.

2. Những biểu hiện ở người có lòng đố kỵ

Đố kỵ không khác gì con dao hai lưỡi, một mặt có thể ảnh hưởng tích cực đến tương lai bằng cách chính nó thúc đẩy con người biết phấn đấu để thành công hơn. Mặt khác, đố kỵ lại góp phần dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và hành động ác ý muốn hạ bệ người khác. Cùng đến với một số biểu hiện ở người có lòng đố kỵ như sau:

2.1 Họ thường dành những lời khen mỉa mai cho bạn

Thông thường thì người đố kỵ với bạn nhưng họ vẫn thích tỏ ra quan tâm, khen ngợi bạn. Nếu để ý những lời khen đó, bạn có thể nhận ra được sự đố kỵ ngầm bên trong. Chẳng hạn khi bạn tìm được một câu việc tốt thì họ sẽ có những lời nói kiểu như “Ồ chúc mừng bạn nhé, chắc cũng chỉ là bạn ăn may thôi.”

2.2 Họ tỏ ra xem thường thành tích của bạn

Bởi trong lòng những người đố kỵ có những cảm xúc ghen tị, không cam tâm nên mỗi lần bạn đạt được thành tích nào đó cũng khiến họ không hài lòng. Do đó họ luôn nói những câu mang nội dung muốn hạ bệ thành công của mọi người xung quanh. Nếu bạn đang có một tin tức tốt lành nào đó, họ có thể khiến bạn cảm thấy mình chưa xứng đáng với điều này qua một số từ ngữ tiêu cực. Ví dụ bạn được điểm cao trong kỳ thi thì họ lại nói rằng: “Đừng vội mừng, còn nhiều kỳ thi nữa kìa.” 

2.3 Họ có xu hướng lánh mặt bạn

Một người ghen tị với bạn sẽ dần né tránh bạn bởi vì họ xem thành tích của bạn là đại diện cho thứ mà họ không có được. Bởi vậy trong lòng họ phát sinh những thành kiến, lòng đố kỵ sẽ đẩy mối quan hệ của hai người ra xa nhau. Họ có thể luôn dành thời gian cho những người mà bạn quen nhưng lại tỏ vẻ bận rộn cho cuộc hẹn với bạn.

2.4 Họ không có hứng thú để nghe về sự thành công của bạn

Thông qua lời nói của bạn về trường học, công việc, hay những mối quan hệ xung quanh mà bạn chia sẻ, họ có thể lãng tránh bằng cách xem điện thoại hoặc ậm ừ cho có. Bởi vì họ không có được những điều tốt đẹp mà bạn đang sở hữu nên việc đưa ra lời bình luận hoặc chia sẻ niềm vui với bạn là điều họ không muốn làm.

2.5 Họ có nhiều hành động thể hiện sự bi quan, tiêu cực

Người hay đố kỵ sẽ có nhiều suy nghĩ, quan điểm tiêu cực. Họ sẽ thường có xu hướng hạ thấp những nỗ lực của bạn ví dụ như bạn muốn học một kỹ năng mới nào đó thì họ sẽ liệt kê nhiều lý do dễ khiến bạn bỏ cuộc sớm. Trong một số trường hợp họ đang gặp khó khăn và cần những lời khuyên. Nhưng góp ý đến từ bạn đều vô nghĩa với họ, thậm chí là bị xem thường.

Xem thêm:
Học cách sống tử tế để tạo ra được sức mạnh to lớn trong xã hội
Biểu hiện của sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội hiện đại
16 cách giúp bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống, công việc

2.6 Họ có những việc làm bắt chước bạn

Một trong những biểu hiện của sự đố kỵ chính là họ có xu hướng bắt chước bạn. Có thể là họ ăn mặc, đi đứng giống bạn, ăn những món ăn giống bạn, hay trò chuyện, tán gẫu xung quanh những đề tài bạn hay nói… Họ cũng có thể cố vượt trội hơn bạn về một số thứ mà họ đang bắt chước cho giống bạn. Ví dụ như bạn chạy bộ 30 phút một ngày thì họ sẽ chạy khoảng 40 phút.

2.7 Họ hay bình luận về sự bất công

Người đố kỵ thường đổ lỗi cho hoàn cảnh và đưa ra những lời bình cho lý do tại sao họ không đạt được những thứ mà họ muốn. Họ có thể hay nói với bạn những câu như “Mọi thứ dễ dàng với cậu nhưng cuộc sống của tớ thì cứ bế tắc. Thật chẳng công bằng”. Phần lớn những suy nghĩ tiêu cực cứ lẩn quẩn trong đầu họ khiến cho sự đố kỵ, ghen tị cứ mãi tồn tại mà chẳng giải quyết được điều gì. 

2.8 Họ luôn muốn có được sự chú ý trong đám đông

Những người có tính đố kỵ thường sẽ thích trở thành trung tâm của đám đông. Đôi lúc họ sẽ tỏ ra hạnh phúc và thành công bằng việc khoe khoang nhiều thứ qua những trang mạng xã hội. Trong một nhóm, họ hay gây sự chú ý bằng cách chen ngang lời nói của ai đó hoặc kể những câu chuyện thú vị, hài hước.

3. Danh ngôn, châm ngôn về sự ghen ghét đố kỵ

Những suy nghĩ, hành động xuất phát từ sự đố kỵ thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cũng như hậu quả xấu tới cuộc sống và mối quan hệ xung quanh ta. Vì vậy, hãy nhận thức được bản chất của lòng “ghen ăn tức ở” để làm chủ cảm xúc của chính mình. Cùng tham khảo một số câu danh ngôn, châm ngôn về sự ghen ghét đố kỵ dưới đây nhé!

do-ky-voh-1

  1. Tại ѕao những kẻ đố kỵ bao giờ ᴄũng có một cái gì để buồn phiền? Bởi ᴠì hắn bị dàу ᴠò không ᴄhỉ ᴠì những thất bại của bản thân hắn mà cả ᴠì những thành công của người kháᴄ.
  2. Đừng ganh tị ᴠới kẻ ác, đừng đố kỵ ᴠới kẻ gian tà.
  3. Thứ có thể hủу diệt hoàn toàn một người phụ nữ không phải là ѕự nghèo khó mà là ѕự đố kỵ, ѕự đố kỵ điên cuồng.
  4. Tôi thường tìm thấу ѕự ѕo ѕánh là con đường cao tốᴄ dẫn tới nỗi bất hạnh. Không ai từng ѕo ѕánh mình ᴠới người khác ᴠà thấу mình bằng được. Chín trên mười lần, ta ѕo ѕánh bản thân mình ᴠới những người tốt hơn ta ở điểm nào đó, ᴠà kết quả là cảm thấу càng thấp kém hơn.
  5. Đóa hoa độc nhất không cần phải ghen tị ᴠới gai nhiều ᴠô ѕố.
  6. Tôi chẳng bao giờ thán phụᴄ của cải của người khác đến mứᴄ bất mãn ᴠới của bản thân.
  7. Nếu bạn ghen tị ᴠới những người thành công, bạn tạo ra một trường lực lượng tiêu ᴄực đẩу bạn khỏi những điều bạn cần làm để thành công. Nếu bạn khâm phục những người thành công, bạn tạo ra một trường lực lượng tíᴄh ᴄựᴄ hấp dẫn bạn trở nên ngàу ᴄàng giống những người bạn muốn giống.
  8. Lòng ghen tỵ là tài khéo đếm những phướᴄ lành ᴄủa kẻ kháᴄ thaу ᴠì phướᴄ lành ᴄủa ᴄhính mình.
  9. Không ghen ghét ai, không ᴄầu ᴄạnh ai, thì làm ᴠiệᴄ gì mà ᴄhẳng lành, ᴄhẳng tốt.
  10. Lòng ghen tuông giống như muối trong thứᴄ ăn: một ᴄhút ᴄó thể tăng thêm ᴠị, nhưng nhiều quá ᴄó thể làm mất ngon, ᴠà, trong một ѕố trường hợp nào đó, ᴄó thể nguу hiểm đến tính mạng.
  11. Lòng ghen tị tự giết mình bằng mũi tên ᴄủa ᴄhính nó.
  12. Bạn không thể ᴠừa ghen tị ᴠà ᴠừa hạnh phúᴄ.
  13. Thật maу mắn ᴄho ai họᴄ đượᴄ ᴄáᴄh khâm phụᴄ mà không ghen tị, đi theo mà không bắt ᴄhướᴄ, khen ngợi mà không tâng bốᴄ, ᴠà dẫn đường mà không thao túng.
  14. Ở núi nàу tưởng thấp, ngắm núi nọ tưởng cao.
  15. Không ai có thể khiến bạn ghen tị, tứᴄ giận, thù hận haу tham lam – trừ phi bạn ᴄho phép điều đó.
  16. Sự ᴄao ᴄả là ở ᴄhỗ không ᴄảm thấу ghen tị khi nhìn những người kháᴄ đạt đượᴄ những thành ᴄông mà bản thân mình khao khát.
  17. Số ít ᴄó hành động là đối tượng ghen tị ᴄủa ѕố đông ᴄhỉ quan ѕát.

Xem thêm: 
Bệnh tự luyến hay hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ là gì?
Lòng tự ái tiết lộ bí mật tính cách nào của con người?
Lạnh lùng là gì? Liệu lạnh lùng có phải một căn bệnh?

4. Làm thế nào để từ bỏ thói đố kỵ

Chúng ta đều có những điểm tốt và xấu, vì vậy chẳng có gì đáng trách nếu đôi lúc trong lòng mình nảy sinh cảm giác ghen tị, đố kỵ với người khác. Trước khi những cảm xúc tiêu cực đó kiểm soát mình, hãy bước lên phía trước để nhìn nhận lại và vượt qua tính đố kỵ của bản thân bạn nhé! Hãy đến với một số cách để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào mà chúng ta từ bỏ thói đố kỵ của mình?”

do-ky-voh-2

Làm sao để loại bỏ sự đố kỵ trong lòng mình (Nguồn: Internet)

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là đố kỵ, và tác hại của nó là gì. Đố kỵ xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà đôi lúc ta hay bỏ qua mà đặc biệt chính là cách ta nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Đố kỵ đem đến cho ta sự giận dữ, phẫn uất, ganh ghét người khác thay vì những suy nghĩ tích cực về họ.  

Mỗi người đều có một hành trình riêng, cũng như múi giờ hoạt động khác nhau. Bởi vậy, đừng chỉ nhìn thấy họ thành công mà quên rằng chính mình cũng đang bước đi trên con đường của riêng mình. Sự thành công của người khác không phải là thước đo cho cuộc sống của bạn. 

Hãy hiểu rõ bản thân và xác định mục tiêu cho mình thay vì tốn thời gian chỉ để nghĩ về thành tích mà người khác đã đạt được. Hãy kiên nhẫn với chính mình thay vì phán xét, chỉ trích tại sao mình không trở thành người thành công như họ. Đồng thời, hãy biết ơn với những gì bạn đang có và thể hiện tình yêu thương với những người xung quanh bạn.

Học cách tha thứ cho chính mình và người khác. Chúng ta hay quên rằng việc giữ lại quá nhiều sự trách móc sẽ chỉ mang đến cảm giác nặng nề trong lòng mình. Hãy chọn cách tha thứ và bước tiếp mà chẳng quan tâm gì đến quá khứ hoặc tương lai. Hãy tập trung cho hiện tại và sự cố gắng của bạn sẽ được đền đáp. Vội vã sẽ chỉ mang đến cho chúng ta sự vấp ngã. Hãy kiên nhẫn với cuộc hành trình riêng của chính mình.

Đố kỵ luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, chẳng loại trừ một ai. Bởi vậy nếu đã nhận ra những thời điểm nào mình phản ứng với cuộc sống thông qua góc nhìn của sự đố kỵ thì hãy thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn bạn nhé! Rồi chúng ta cũng sẽ đi đến trạm dừng chân của riêng mình, đạt được những thành tích tốt đẹp cho mình. 

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet