Tiêu điểm: Nhân Humanity

Câu nói hay của nhà giáo dục hiện đại Maria Montessori

(VOH) - Maria Montessori là một nhà khoa học, đồng thời bà cũng là một nhà giáo dục có nhiều đóng góp ở thế kỉ XX. Bà nổi tiếng với phương pháp giáo dục Montessori ưu việt.

“Free the child's potential, and you will transform him into the world.” (Giải phóng tiềm năng của đứa trẻ, và bạn sẽ biến nó thành thế giới.) là một trong những câu nói thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ của Maria Montessori. Vậy người phụ nữ này là ai? Phương pháp tiên tiến của bà có gì đặc biệt?

1. Maria Montessori là ai?

Maria Montessori sinh ngày 31 tháng 8 năm 1870 tại Ý trong một gia đình trung lưu. Cha và mẹ của bà đều là những người thuộc tầng lớp trí thức và ham mê tìm tòi học hỏi. Vì thế không quan ngạc nhiên khi Maria Montessori cũng là một người có niềm đam mê với tri thức.

(xong)Maria Montessori - lá cờ tiên phong trong phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại. 1
Maria Montessori là ai?

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Ở tuổi 13, Maria Montessori vào học tại trường trung học kỹ thuật Regia Scuola Tecnica Michelangelo Buonarroti và tốt nghiệp vào năm 1886.

Từ năm 1886 đến 1890  Maria Montessori theo học tại Regio Instituto Tecnico Leonardo da Vinci và đạt được những thành tích xuất sắc tại đây. Đó cũng chính là bước đầu cho hành trình chinh phục giấc mơ trở thành tiến sĩ - một vị trí được xem là xa xỉ với một người phụ nữ lúc bấy giờ.

Năm 1890, Maria Montessori theo ngành khoa học tự nhiên tại Đại học Rome và lấy bằng tốt nghiệp hai năm sau đó. Nhờ vào tấm bằng tốt nghiệp sáng giá cũng như sự tin tưởng của giáo hoàng Leo XIII, Maria Montessori trở thành người phụ nữ đầu tiên theo học trường Y ở Ý năm 1892. 

Vào ngày 10 tháng 07 năm 1896 Mari Montessori trở thành nữ bác sĩ đầu tiên ở Ý sau quá trình nỗ lực học tập cũng như vượt qua những định kiến về nữ giới. Sự cố gắng của bà đã tạo tiếng vang lớn trong toàn nước Ý lúc bấy giờ. 

Trong khoảng thời gian được mời về làm giảng viên ở Trường Sư Phạm tại Đại Học Rome, Maria Montessori được mời quản nhiệm công tác chăm sóc và giáo dục một nhóm trẻ ở vùng San Lorenzo thuộc Rome vào năm 1906. Tại đây, bà đã đưa vào nhiều hoạt động và các học liệu khác nhau vào môi trường của trẻ và chỉ giữ lại những thứ nào thu hút trẻ.

Đến năm 1914, Maria Montessori có đề cập về khoảng thời gian này: “I didn't invent a method of education, I just gave children a chance to live.” (“Tôi không phát minh ra một phương pháp giáo dục, chỉ là tôi đã trao cho trẻ một cơ hội được sống”)

Vào năm 1917 Maria Montessori đã thành lập Giảng Đường -Phòng Thực Hành Sư Phạm ở Barcelona, có thể nói đây là cột mốc cho thấy công nhận của công chúng dành cho công trình nghiên cứu của bà.

Đến khi chủ nghĩa Phát-xít trỗi dậy, công trình của bà Maria Montessori đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Vào năm 1933 tất cả trường Montessori ở Đức phải đóng cửa và một hình nộm của bà bị đốt trước một cuộc hỏa thiêu các tác phẩm của bà ở Berlin.

Năm 1946, Chiến tranh kết thúc, Maria Montessori trở về Hà Lan. Năm 1947 bà đến UNESCO phát biểu về chủ đề “Giáo dục và Hòa bình”. Đến năm 1949, Maria Montessori lần đầu được đề cử Giải Nobel Hòa Bình. Cùng năm này, bà chấp bút viết công trình cuối cùng của mình Formazione dell’uomo (với nhan đề tiếng Anh, The Formation of Man).

Năm 1952 và Maria Montessori qua đời tại điền trang của gia đình ở Hà Lan.

1.2 Thành tựu

Maria Montessori là một người phụ nữ tài giỏi và đầy quyết tâm. Trong suốt sự nghiệp của mình bà có những cống hiến to lớn cho xã hội nói chung và cho nữ giới nói riêng.

Cuối năm 1896, Maria Montessori được mời làm đại diện cho Ý tại một hội nghị nữ quyền quốc tế ở Berlin. Tại đây bà đã trình bày một bài báo về cải cách xã hội, lập luận rằng phụ nữ nên được trả lương như nam giới.

Vào năm 1898 Montessori thành danh với công trình về các chứng bệnh tinh thần trẻ em và được mời đến Hội nghị Y Khoa quốc gia ở Turin sau quá trình nghiên cứu cật lực bằng cả sự cảm thông và thấu hiểu. 

Hè năm 1909 Bác sĩ Montessori đã giảng dạy khóa học đầu tiên về phương thức Montessori cho khoảng 100 học viên sau nhiều năm ấp ủ. 

2. Phương pháp giáo dục tiến tiến của Maria Montessori - Phương pháp Giáo dục Montessori.

Năm 1907, khi tham gia một tổ chức ngôi trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Ý, Maria Montessori đã có những trăn trở đầu tiên về việc làm sao trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ.  

Đến năm 1909, bà đã gần như hoàn thiện những bước cuối cùng của công trình nghiên cứu ra phương pháp giáo dục tốt nhất cho sự phát triển của trẻ mà bà vẫn luôn tâm huyết.

(xong)Maria Montessori - lá cờ tiên phong trong phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại. 2
Phương pháp giáo dục Maria Montessori

2.1 Giới thiệu chung Phương pháp Giáo dục Montessori

Đặc điểm nổi bật của phương pháp Montessori là nhấn mạnh vai trò của tính độc lập và tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Hơn nữa, phương pháp này tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ em và cung cấp đầy đủ cho học sinh những kiến ​​thức khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại.

  • Lớp học bao gồm trẻ ở các lứa tuổi được ghép lại.Trẻ lựa chọn hoạt động học tập theo hướng dẫn của giáo viên.
  • Quá trình các trẻ làm việc nhóm không bị gián đoạn bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng
  • Các học cụ giáo dục đặc biệt được Bà Montessori và đồng sự nghiên cứu, sáng tạo và phát triển nên.

Xem thêm:
20 danh ngôn, câu nói truyền cảm hứng của nhà giáo dục John Dewey
Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ 'Nhất tự vi sư, bán tự vi sư'
Ý nghĩa của 'Tôn sư trọng đạo' và truyền thống kính trọng thầy cô giáo

2.2 Sức ảnh hương của Phương pháp Giáo dục Montessori

Phương pháp Montessori được cộng đồng quốc tế công nhận, và nó đã được áp dụng thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1929, Montessori đã thành lập tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Toàn Cầu).

Phương pháp Montessori được được biết đến tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều trường mầm non tại Việt Nam lấy tên Montessori làm chương trình giảng dạy chính thức.

3. Những câu nói hay của Maria Montessori

Là một nhà khoa học, một nhà giáo dục có nhiều đóng góp,  Montessori không chỉ mang đến những công trình nghiên cứu đầy giá trị, mà còn để lại những câu nói truyền cảm hứng sâu sắc cho nhiều người.

(xong)Maria Montessori - lá cờ tiên phong trong phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại. 3
Câu nói hay của Maria montessori

1. “The greatest sign of success for a teacher... is to be able to say, 'The children are now working as if I did not exist.'”
Tạm dịch: “Dấu hiệu thành công lớn nhất của một giáo viên ... là có thể nói, 'Bọn trẻ bây giờ đang làm việc như thể tôi không tồn tại."

2. “Free the child's potential, and you will transform him into the world.”
Tạm dịch: “Giải phóng tiềm năng của đứa trẻ, và bạn sẽ biến nó thành thế giới.”

3. “Never help a child with a task at which he feels he can succeed.”
Tạm dịch: “Đừng bao giờ giúp một đứa trẻ với một nhiệm vụ mà chúng cảm thấy mình có thể thành công.”

4. “The development of language is part of the development of the personality, for words are the natural means of expressing thoughts and establishing understanding between people.”
Tạm dịch: “Sự phát triển của ngôn ngữ là một phần của sự phát triển nhân cách, vì lời nói là phương tiện tự nhiên để thể hiện suy nghĩ và thiết lập sự hiểu biết giữa con người với nhau.”

5. “One test of the correctness of educational procedure is the happiness of the child.”
Tạm dịch: “Một thử nghiệm về tính đúng đắn của quy trình giáo dục là sự hạnh phúc của đứa trẻ.”

6. “Joy, feeling one's own value, being appreciated and loved by others, feeling useful and capable of production are all factors of enormous value for the human soul.”
Tạm dịch: “Niềm vui, cảm nhận được giá trị của bản thân, được người khác đánh giá cao và yêu thương, cảm thấy mình có ích và có khả năng lao động sản xuất đều là những yếu tố có giá trị to lớn đối với tâm hồn con người.”

7. “Early childhood education is the key to the betterment of society.”
Tạm dịch: “Giáo dục mầm non là chìa khóa cho sự tốt đẹp hơn của xã hội.”

8. “We cannot create observers by saying 'observe', but by giving them the power and the means for this observation and these means are procured through education of the senses. “
Tạm dịch: “Chúng ta không thể tạo ra người quan sát bằng cách nói 'quan sát', nhưng bằng cách trao cho họ sức mạnh và phương tiện để quan sát và những phương tiện này được mua sắm thông qua giáo dục các giác quan.”

9. “The selfsame procedure which zoology, a branch of the natural sciences, applies to the study of animals, anthropology must apply to the study of man; and by doing so, it enrolls itself as a science in the field of nature.”
Tạm dịch: “Phương thức tự trò chuyện mà động vật học, một nhánh của khoa học tự nhiên, áp dụng cho nghiên cứu động vật, nhân chủng học phải áp dụng cho việc học của con người; và bằng cách đó, nó ghi danh mình như một khoa học trong lĩnh vực tự nhiên.”

Maria montessori là một lá cờ tiên phong trong phương pháp giáo dục hỗ trợ sự phát triển của trẻ một cách tối ưu nhất. Không chỉ vậy, cả sự nghiệp bà đã cống hiến rất nhiều điều tốt đẹp cho thế giới. Những giá trị mà Maria Montessori mang lại vẫn còn có ý nghĩa tận hôm nay. 

(Nguồn ảnh: Internet)

Bình luận