Sân si nghĩa là gì? Những điều cần biết về cách sống tham sân si trong cuộc sống

(VOH) - “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”, theo lời phật dạy. Vậy sân si là gì và chúng liệu có thay đổi theo thời gian?

Theo giáo lý nhà Phật, sân si là một từ bắt nguồn từ tam độc (Tham - Sân - Si). Đây là một tính xấu mà con người nên khắc chế để có cuộc sống thanh thản hơn. Vậy trong cuộc sống hiện đại, ý nghĩa của sân si là gì? Liệu có thay đổi không? Mời bạn khám phá ngay sau đây.

Sân si được biết đến như một tính xấu của con người trong cách đối nhân xử thế. Sân si được ghép lại bởi hai từ:

  • “Sân” hay “Sân hận” là từ chỉ bản tính nóng nảy, dễ bị mất bình tĩnh và nảy sinh cảm giác căm hận với những thứ không vừa ý mình. Người có lòng “sân” thường sống ích kỷ, dễ nổi nóng, có tính thù hằn cao. Sau cơn nóng giận, thường sẽ có ý định tìm cách trả thù, hãm hại người mình ghét.

  • “Si” hay “si mê” là từ chỉ sự mê muội, vô minh, không suy xét đúng sai mà chỉ làm mọi thứ theo cảm xúc và ham muốn của chính mình. Những người có bản tính “si” thường mang tư duy chậm, khá bảo thủ và rất khó thuyết phục.

Theo cách giải thích trên, “Sân si” nghĩa là sự nóng nảy, thù hằn, ganh ghét, đố kỵ, mê muội một cách mù quáng của con người. “Sân si” được dùng để miêu tả một người chỉ biết thuận theo cảm xúc và ý thích bản thân mình một cách thiếu lý trí

Những người có bản tính sân si thường có xu hướng cáu gắt khi nhìn thấy người khác hơn mình, thậm chí bằng mọi cách đoạt lấy những thứ mình muốn mà không màng đến hậu quả.

Sân si là gì? Những điều cần biết sân si trong cuộc sống 1
Sân si là gì?

Sân, si không tự nhiên mà có mà nó thường xuất hiện từ nhiều lý do, nhưng phần lớn đều bắt nguồn từ tiền tài, danh vọng và sắc dục.

Thông thường có 3 loại “sân” rất dễ nhìn thấy, đó là:

  • Sân khi thấy quyền lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục của mình bị xâm phạm.

  • Sân do thói tham lam địa vị, tiền tài, sắc dục.

  • Sân do ganh ghét, đố kỵ với lợi ích, tài vật, danh vọng, sắc dục của người khác.

Bên cạnh đó, “si” cũng được chia thành 3 loại, đó là:

  • Khả năng nhận diện đạo lý không tốt.

  • Khả năng nhận diện bản chất của sự việc không có.

  • Khả năng nhận diện tâm, thân không có.

Xem thêm: Cách giữ một cuộc đời an nhiên bình thản đầy ý nghĩa

2. Biểu hiện của người có tính cách sân si 

Chắc hẳn khó có ai tránh được sân si trong cuộc sống. Ít nhất một lần bạn cũng có những suy nghĩ sân si thoáng qua về thành tựu của người khác. 

Sân si là gì? Những điều cần biết sân si trong cuộc sống 2
Biểu hiện của sân si

Vậy làm sao để nhận ra mình đang sân si? Bạn hãy theo dõi nội tâm mình để xem bạn có phải là một người sân sinh hay không thông qua những biểu hiện dưới đây:

2.1 Coi trọng cái tôi của mình quá mức

Khi bạn có tính sân si, bạn sẽ chỉ quan tâm tới mong muốn và cảm xúc của chính mình. Vì thế, khi nhận được một luồng quan điểm trái ý mình, bạn liền cho rằng điều đó không đúng. Sau đó tìm mọi lý lẽ để bảo vệ quan điểm, bảo vệ cái tôi của mình. 

2.2 Thích nghe lời khen, không thích lời phê bình

Khi bạn nghe một lời phê bình, vì tính sân si sẵn có nên bạn nghĩ rằng người khác cũng đang sân si mình. Nên thay vì dùng lý trí để suy xét, bạn thường bị cảm xúc tiêu cực chi phối. Ngược lại khi nghe những lời có cánh, bạn sẽ cảm thấy đắc ý và ngủ quên trên chiến thắng.

2.3 Dễ nóng giận

Người có tính sân si là người rất dễ cảm thấy khó chịu, giận dữ, thậm chí là có xu hướng sử dụng vũ lực trước những sự việc họ cảm thấy không theo ý mình.

Xem thêm: Tức giận là gì? Làm sao để bản thân không rơi vào tình trạng ‘giận quá mất khôn’?

2.4 Thích soi mói chuyện người khác

Những người có bản tính sân si thường có xu hướng bới móc, tìm kiếm những khuyết điểm của người khác để buông lời chê bai nhằm thỏa mãn cơn giận dữ của bản thân.

2.5 Không thích thua người khác

Vì có cái tôi quá cao nên những người sân si thường không bao giờ chấp nhận thua người khác, lúc nào họ cũng giữ vững niềm tin mình là nhất. Nếu xung quanh có người giỏi giang hơn họ, lúc ấy bản tính sân sinh liền trỗi dậy.

Về cơ bản, sân sinh là là một đức tính xấu cần phải loại trừ. Tính sân si sẽ khiến bạn lãng phí thời gian vào việc soi xét và công kích người khác thay vì phát triển bản thân.

Xem thêm: Cap an nhiên tự tại hay, status an yên trong cuộc sống

3. Làm sao để ngưng sân si để sống an yên?

Lúc nào cũng sân si với người khác nghĩa là bạn đang bỏ rơi chính mình. Vì thế, con người nên học cách bớt sân si, tận dụng quỹ thời gian có hạn để sống một cách ý nghĩa hơn. 

Sân si là gì? Những điều cần biết sân si trong cuộc sống 3
Cách để khắc phục tính sân si

Hãy áp dụng những nguyên tắc sau để nội tâm bạn an yên hơn:

3.1 Chuyện lớn hóa nhỏ

Thói sân si xuất phát từ hành vi soi mói sự vật xung quanh. Có những chuyện thật ra không đáng gì, những chính vì bạn cứ bận tâm nên nội tâm cứ khó chịu, không yên.

Vì thế đừng chấp nhất với những chuyện nhỏ nhặt. Lúc này bạn có thể chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.

3.2 Trân trọng thứ mình có

Mọi sự bất hạnh của con người đều bắt nguồn thì sự ao ước xa vời. Sân si cũng là một loại bất hạnh, khi mà bạn nghĩ rằng người khác không xứng đáng có được điều quý giá bằng bạn.

3.3 Không nên “xem mặt mà bắt hình dong”

Bạn không nên đánh giá mọi thứ qua vẻ bề ngoài của nó. Hãy xem xét cẩn thận để tránh những phán xét cảm tính khiến tổn thương người khác.

3.4 Chấp nhận sự khác biệt

Vấn đề lớn nhất của người sân si là không thể chấp nhận những quan điểm khác mình. Từ đó xin ra những ý nghĩ soi xét không hay. Vì thế, nếu có tư duy mở bạn sẽ có thể học hỏi từ những điều khác biệt thay vì chỉ biết chỉ trích và phê bình.

Dù là ngoài đời thực hay trong thế giới ảo, tính sân si đều mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến người khác và cho cả chính mình.

Khi bạn không có những thứ mình thích thì hãy thích những thứ mình có. Trân trọng hiện tại là cách tốt nhất để khắc chế sân si.

Xem thêm: Học cách buông bỏ để có được một cuộc đời hạnh phúc

4. Sự chuyển nghĩa của “sân si” theo thời gian

Nghĩa gốc của từ “sân si” là phê phán những thói xấu trong tâm độc (Tham - Sân - Si) nhằm răn dạy con người làm những điều tốt, tránh điều ác. Đến tận bây giờ, từ “sân si” vẫn được lưu truyền. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó đã có sự thay đổi theo thời gian.

4.1 Sân si trở thành một cụm từ trêu ghẹo lẫn nhau của các bạn trẻ

Tuy nhiên, với sự cởi mở của thời đại mới, nghĩa của từ “sân si” không còn nghiêng về phê phán răn dạy nữa. Từ sân si được giới trẻ dùng như một cụm từ để trêu ghẹo bạn bè khi họ có tính hay tỵ nạnh với người khác. 

Nguyên nhân chủ yếu là các bạn trẻ không tìm hiểu kỹ nguồn gốc của từ cổ như sân si. Cho nên dùng nhiều thành quen, các bạn ngầm hiểu với nhau nghĩa của từ sân si gần giống với từ ganh tị, ghen ăn tức ở. Hơn nữa dùng từ sân si có vẻ hay hơn và bao quát hơn những từ tương đường như ganh tị hay tị nạnh.

4.2 Sân si trên mạng xã hội

Ngoài ra, sân si trên mạng xã hội có thể được xem là một hội chứng mới mà người trẻ dễ mắc phải. Người thường gọi những người hay soi mói, phán xét cuộc sống của người khác trên mạng xã hội là sân si. 

Những người sân si trên mạng xã hội thường bác bỏ những hình ảnh tốt đẹp, hào nhoáng trên mạng xã hội của ai đó bằng cách dùng lý lẽ của riêng mình, bất kể đúng sai. Họ thường chỉ trích gián tiếp, hoặc để lại những bình luận tiêu cực ác ý để thỏa mãn sự ghen tị.

Sân si là gì? Những điều cần biết sân si trong cuộc sống 4
An nhiên sống không sân si

Vậy sân si là gì mà lại có nhiều chuyển biến qua các thời kỳ như vậy. Câu trả lời tùy thuộc vào mỗi chúng ta. Bởi vì chỉ có bạn mới biết được nội tâm mình và khiến cuộc sống của mình trở nên an yên, bình tĩnh hơn.

Nguồn: Internet

Sưu tầm.