Đạo lý là gì? Những câu nói về đạo lý sống làm người trên đời hay nhất

(VOH) - Từ xưa đến nay chúng ta vẫn nghe đến câu nói: ‘Sống phải đúng với luân thường đạo lý. Vậy đạo lý là gì? Hãy cùng nhau giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Lối sống chính là một thói quen có định hướng của con người. Việc lựa chọn cho mình lối sống theo đạo lý sẽ hình thành một tư duy tích cực. Vậy đạo lý là gì?

1. Đạo lý là gì?

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thường nghe đến đạo lý làm người, đạo lý sống hay luân thường đạo lý, … Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc đạo lý có nghĩa là gì không?

  • “Đạo” theo tiếng Hán mang nghĩa đen là con đường hay đường đi, nghĩa bóng được hiểu là phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đến một mục tiêulý tưởng nào đó. 
  • “Lý” ở đây được hiểu là lý lẽ sống.

Đạo lý hay đạo lý làm người, đạo lý sống, … là tổng hợp tất cả những quan điểm đưa người ta về một lối sống có đạo đức, sống đúng mực và chuẩn với khuôn phép ở đời. Sống có đạo lý là một trong những lối sống đẹp cần được phát huy.

Đạo lý là gì? Những câu nói đạo lý hay nhất 1
Sống có đạo lý là chỉ một lối sống có đạo đức

2. Một số đạo lý làm người cần biết trong cuộc sống

Đạo lý làm người được làm rõ với những đức tính quý báu như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay Công, Dung, Ngôn Hạnh…. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của một số đức tính này.

Đạo lý là gì? Những câu nói đạo lý hay nhất 2
Công - Dung - Ngôn - Hạnh là những chuẩn mực đạo đức lối sống của người phụ nữ xưa

2.1 Công

Công ở đây được hiểu là công việc hay việc làm. Người xưa quan niệm rằng, kẻ không có công việc là kẻ dựa dẫm ỷ lại, những người như vậy thường chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng.

Khi có công việc ổn định, chúng ta sẽ sống có ý nghĩa hơn, chuyên tâm và tâm huyết với nghề. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ sống và không phụ thuộc vào bất kỳ ai.

Ngày xưa, chữ Công trong tứ đức của người phụ nữ được hiểu là người phụ nữ phải biết các công việc trong gia đình như nấu ăn, may vá, dạy con,.. Tuy nhiên hiện nay từ Công với người phụ nữ đã mang ý nghĩa chỉ công việc với nghĩa rộng lớn hơn khi người phụ nữ đã và đang đi làm và là trụ cột trong gia đình như người đàn ông.

2.2 Dung

Dung được hiểu là dung nhan, sắc đẹp. Vẻ đẹp ấy không chỉ là vẻ đẹp trên khuôn mặt, phong thái bên ngoài mà nó còn được nhìn nhận ở khía cạnh tâm hồn.

2.3 Ngôn

Ngôn ở đây chính là lời ăn tiếng nói. Chúng ta vẫn nghe đến câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, chuyện ăn nói vốn đóng vai trò quan trọng, người phụ nữ không chỉ cần nói đúng, nói đủ mà còn nói lịch sự, duyên dáng, khéo léo, tinh tế… Trước khi nói bất cứ một điều gì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, tránh mất lòng nhau dẫn đến xô xát.

2.4 Hạnh

Hạnh chính là nết na, là phẩm chất, phẩm hạnh. Người xưa xem phẩm hạnh của người phụ nữ đứng đắn là phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, nghe lời chồng con, tránh xa nơi thị phi,... Tuy nhiên ngày nay các chuẩn mực đó đã trở nên linh hoạt hơn trong một xã hội hiện đại. Hiện nay, phụ nữ nói riêng và con người nói chung cần có những đức tính, phẩm hạnh như hiếu thảo, nhân ái, thủy chung, …

2.5 Nhân

Nhân chính là con người hay được hiểu là lòng thương người. Sống không được chỉ biết đến bản thân mình, chúng ta cần quan tâm bao bọc những người khác.

Xem thêm: 
Phong tục tập quán là gì? Và làm sao để giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam?
Làm thế nào để có lối sống đẹp như những bông hoa tô điểm cho đời .
Học cách sống tử tế để tạo ra được sức mạnh to lớn trong xã hội

Đạo lý là gì? Những câu nói đạo lý hay nhất 3
Cao nhân xưa đàm đạo về cuộc sống

2.6 Nghĩa

Nghĩa ý chỉ một người sống có trước có sau, biết người biết ta. Sống có nghĩa là sống không bao giờ quên ơn những người có công cưu mang, giúp đỡ chính mình. Bên cạnh đó nghĩa còn được hiểu là ra tay giúp đỡ những người trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả.

2.7 Lễ

Lễ ở đây có thể được hiểu là lễ nghĩa, là sự cung kính, kính trọng với người về trên. Biết nghe lời và làm đúng với bổn phận của mình. Bên cạnh đó, khi người bề trên có làm những việc không vừa ý cũng không được phản bác sỗ sàng mà phải khéo léo giải quyết sao cho hợp lý.

2.8 Trí

Trí chính là trí tuệ, sự sáng suốt, thông minh.

2.9 Tín

Tín được hiểu là sự tin tưởng, sự tín nhiệm trong cả lời nói và hành động. Vậy nên, trước khi hứa với bất kỳ ai điều gì cần suy xét xem bản thân có thật sự làm được điều đó hay không. Nếu làm được hãy đưa ra lời hứa của mình.

3. Một số câu nói về đạo lý sống hay nhất

Tìm đọc và hiểu về những câu đạo lý sống không chỉ giúp chúng ta có một lối sống và tư duy tốt hơn mà nó còn giúp chúng ta hoàn thiện được bạn thân mỗi ngày. Dưới đây là những câu nói về đạo lý sống hay nhất mà bạn có thể tham khảo.

1. Làm việc bất chính, đọc sách vô ích. (Khổng Tử)

2. Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức. (Khổng Tử)

3. Làm trái lòng người thông minh vô ích. (Khổng Tử)

4 . Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về kết quả. (Khổng Tử)

5. Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên chuyện gì. (Khổng Tử)

6. Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người. (Khổng Tử)

7. Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng ham muốn chẳng dính vô được. (Lão Tử)

8. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn. (Lão Tử)

9. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời. (Lão Tử)

10. Làm việc đừng mong dễ thành, việc dễ thành lòng thường kiêu ngạo. (Khổng Tử)

Xem thêm: 
Nhân văn - Một lối sống đẹp cần được gìn giữ và phát huy trong cuộc sống ngày nay
Triết lý là gì? Suy ngẫm triết lý về nhân sinh, cuộc sống
Những câu nói về tâm đức khiến ta phải suy ngẫm

Đạo lý là gì? Những câu nói đạo lý hay nhất 4

11. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ. (Lão Tử)

12. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa. (Lão Tử)

13. Có ba hạng bạn bè ích lợi và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưu chiều chuộng và gian xảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm. (Khổng Tử)

14. Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị. (Khổng Tử)

15. Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức. (Khổng Tử)

Qua bài viết này chúng ta có thể thấy, những quan điểm về sống đẹp ngày nay đều ẩn chứa những tư tưởng về lối sống đạo lý xưa mà đôi khi chúng ta không để tâm tới. Mong rằng bài viết “Đạo lý xưa trong cuộc sống ngày nay” sẽ giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi đạo lý là gì và đem đến một cái nhìn mới mẻ về đạo lý trong cuộc sống.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận