Chờ...

Tìm lời giải đáp ý nghĩa câu thành ngữ 'Trăm hay không bằng tay quen'

(VOH) – Trải qua hàng nghìn năm, người Việt Nam ta đã đúc kết ra nhiều kinh nghiệm từ cuộc sống thành những câu thành ngữ vừa hay vừa ý nghĩa, điển hình có câu 'trăm hay trong bằng quen tay'.

Từ trước tới nay, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành luôn được rất nhiều người quan tâm. Đó cũng lý do vì sao dân gian lại có câu nói “trăm hay không bằng quen tay” như một lời nhắc nhở rằng, việc hiểu nhiều biết rộng là tốt nhưng nếu có thể vận dụng nó vào thực tế đời sống thì càng tốt hơn nữa.

1. Trăm hay không bằng quen tay là gì?

“Trăm hay không bằng quen tay” là một câu thành ngữ nằm trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ được cha ông ta đúc kết từ chính những kinh nghiệm sống. 

Câu thành ngữ được chia thành 2 vế rõ ràng, có thể giải thích như sau:

  • Trăm hay: có nghĩa là biết nhiều, lý thuyết giỏi, tri thức cũng như sự am hiểu của con người về tự nhiên, xã hội và mọi mặt của cuộc sống.
  • Quen tay: có ý nghĩa nói về sự thạo việc, làm một cách thành thục. Hiểu đơn giản là thực hành giỏi, thành thạo công việc.
Trăm hay không bằng tay quen 1

Biết nhiều nhưng không thực hành luyện tập cũng chỉ uổng phí tài năng (Ảnh: Epochtimes)

Như vậy, cả câu thành ngữ “trăm hay không bằng quen tay” mang đến một ý nghĩa vô cùng rõ ràng, đó là biết lý thuyết nhiều nhưng nếu chưa một lần qua thực hành sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể hoàn thành công việc. 

2. Thành ngữ “trăm hay không bằng quen tay” muốn thể hiện điều gì?

“Trăm hay không bằng quen tay” là câu thành ngữ mà ông cha ta muốn nhấn mạnh đến vai trò của thói quen lao động, cũng như tầm quan trọng của việc thực hành và luyện tập. Tức là một người “trăm hay” là điều tốt, được khuyến khích nhưng nó cũng không bằng “quen tay” tức là khả năng làm việc, thực hành.

Khi bạn là người học cao hiểu rộng nhưng nếu không đưa những điều đã học, đã biết vào thực tế, hoạt động sản xuất thì nó cũng chỉ là những lời nói suông, không giá trị. Sự cốt lõi của câu thành ngữ nhằm thể hiện và nhấn mạnh vào quá trình thực hành và vận dụng lý thuyết vào thực tế đời sống.

Trong xã hội xưa, nếu lấy chất lượng, số lượng sản phẩm được làm ra để làm thước đo năng lực và để đánh giá người lao động thì ý nghĩa câu thành ngữ “trăm hay không bằng quen tay” có thể đúng. Bởi thực hành mới trực tiếp sản xuất ra hàng hoá, của cải và vật chất. Và những người đã “quen tay” mới có thể thuần thục công việc, từ đó cho ra được những sản phẩm có chất lượng lẫn có số lượng cao.

Trăm hay không bằng tay quen 2
Người đã “quen tay” sẽ có thể thuần thục công việc và cho ra được những sản phẩm có chất lượng lẫn có số lượng

Trong thực tế, đã có rất nhiều người hiểu biết sâu rộng, lý thuyết nắm vững nhưng khi bắt tay vào làm việc lại trở nên lúng túng, dẫn đến thất bại. Ngược lại, có những người không được học hành, không được đào tạo bài bản nhưng với những kinh nghiệm được tích lũy theo năm tháng họ trở thành người có tay nghề giỏi. Đó có thể là những thợ thủ công lành nghề theo kiểu cha truyền con nối…

Có lẽ vì thế mà cha ông ta đã cho rằng vai trò thực hành đóng vai quan trọng trong đời sống hàng ngày, và cũng đề cao những người lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội tiêu dùng.

Xem thêm: Những bài học quý giá, qua câu thành ngữ ‘Mất bò mới lo làm chuồng’

3. “Trăm hay không bằng quen tay” có còn đúng trong xã hội ngày nay?

Để xét đến sự đúng - sai trong câu thành ngữ “trăm hay không bằng quen tay”, chúng ta cần dựa vào cuộc sống thực tế và hoàn cảnh mỗi người cụ thể, vì mỗi câu thành ngữ đều mang đến cho chúng ta một bài học làm người nhưng với ý nghĩa tương đối. Chúng có thể đúng với người này nhưng lại không đúng với người khác.

Và một sự thật chúng ta cần phải nhìn nhận đó là, có đôi lúc trong cuộc sống việc thực hành mang lại giá trị nhiều hơn lý thuyết. Chẳng hạn, với những người thợ sửa xe, để có thể trở thành một người thợ giỏi họ phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Hay với việc rèn chữ, nếu chúng ta không chăm chỉ siêng năng luyện tập mỗi ngày thì chẳng thể rèn nên được những con chữ đẹp.

Thế nhưng, có đôi lúc thì lý thuyết lại có giá trị cao hơn. Ví dụ, một anh thợ kỹ sư, muốn xây được những tòa lâu đài tráng lệ, những tòa nhà cao tầng thì anh ta phải vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn nhằm đảm bảo công trình không gặp sự cố về kỹ thuật. Hay một người bác sĩ, nếu không học tập tốt ở trường thì làm sao có thể chữa bệnh cho người khác. Do đó, cái cốt lõi vẫn là dựa vào từng trường hợp mà câu thành ngữ phát huy giá trị ý nghĩa của nó.

Trăm hay không bằng tay quen 3
Để xét sự đúng - sai trong câu  “trăm hay không bằng quen tay”, cần dựa vào cuộc sống thực tế và hoàn cảnh cụ thể

Quay lại với câu “trăm hay không bằng quen tay” khi xét  ở khía cạnh hiện đại, một xã hội đang không ngừng phát triển và hội nhập với thế giới thì câu tthành ngữ này đã có phần nào không còn phù hợp.

Một người dù có kinh nghiệm đến đâu, thành thạo công việc thế nào thì đó cũng không phải là tất cả. Muốn tinh thông nghề nghiệp thì ngoài “quen tay” cần phải biết “trăm hay”. Nếu chỉ biết “quen tay” thạo việc thì khi đất nước hội nhập, các công việc đều chuyển sang sử dụng máy móc sẽ khiến chúng ta bị bối rối, tụt hậu.

Ngày nay khi thời đại khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh việc tiếp thu tri thức, những sáng kiến, phát minh mới của con người là rất cần thiết. Bởi trước khi có “thực hành” chúng ta cần nắm vững lý thuyết. Chỉ có như thế mới đạt được kết quả cao.

Lý thuyết là nền tảng cho thực hành, và thực hành chính là cách để con người kiểm chứng lại, bổ sung và nâng cao hoàn thiện cho lý thuyết. Lý thuyết giỏi với thành thạo việc thì quá trình sản xuất cũng sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Vậy nên, lý thuyết và thực hành là một mối quan hệ khăng khít, tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Một người có học mà không chịu thực hành chỉ là lý thuyết suông. Nhưng nếu thực hành mà không biết về lý thuyết thì làm việc gì cũng gặp trở ngại. “Học phải đi đôi với hành” cũng như “trăm hay” phải đi cùng với “quen tay” thì mới là đúng đắn và phù hợp nhất.

Xem thêm: Ăn cây nào, rào cây ấy: chỉ cần sống ích kỷ, bạn đã tự ‘cô lập’ bản thân!

4. Những câu nói hay về sự “học và hành”

Nếu như người xưa cho rằng, lý thuyết hay không bằng thực hành giỏi như câu “trăm hay không bằng quen tay”, thì ngày nay có một câu nói có phần chuẩn xác hơn đó là “học đi đôi với hành”, tức là có “học” phải có “hành”. Những người biết kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước càng thêm vững mạnh. 

Cùng điểm qua một vài câu nói hay giúp khích lệ tinh thần “học và hành” của mỗi con người dưới đây:

  1. Trường học có thể hô biến những người thắng và người bại nhưng cuộc sống thì không. – Bill Gates
  2. Con trai không dạy, lớn lên thành người ngu ngốc, ương ngạnh con gái không dạy, lớn lên thành người lố lăng, thô bỉ. – Thái Công
  3. Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời. – Bill Gates
  4. Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. – N. Mandela
  5. Nếu ở Hoa Kỳ chỉ có một lời để lưu truyền từ thế hệ phụ huynh đến thế hệ của con em họ thì đó chỉ là một câu gồm hai chữ Tự tân. Và nếu ở mỗi thành phố có một ngôi đền dành cho sự tự tân, thì đó là ngôi trường học của nơi đó. – Ellen Goodman

Có thể nói “trăm hay không bằng quen tay” là lời nhắc nhở của cha ông ta đối với thói quen lao động của con người ở thời đại đó. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay chúng ta vẫn có thể xem đó như một lời khuyên nhủ về việc bên cạnh việc học lý hãy quan tâm hơn đến thực hành, bởi học và hành đi đôi với nhau mới có thể mang lại một kết quả hoàn hảo nhất.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet