Tác dụng của cây cỏ xước (ngưu tất) trong điều trị bệnh

Cỏ xước được biết đến như một loại thảo dược với nhiều công dụng, trong đó công dụng chữa bệnh được mọi người nhắc đến nhiều nhất. Vậy tác dụng của cây cỏ xước có thể chữa được những căn bệnh nào?

Cỏ xước (hay còn được gọi là ngưu tất nam, thổ ngưu tất) với tên khoa học là Achyranthes aspera L... là một loài thực vật thuộc họ Dền. Theo các nhà khoa học, cỏ xước được chia ra làm 4 loại chính là: cỏ xước trắng, cỏ xước xù xì, cỏ xước Ấn Độ và cỏ xước màu xám đỏ.

Cỏ xước phân bố khắp vùng phía đông và nam châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Thái Lan.... Ở Việt Nam, cây cỏ xước chủ yếu thường gặp là loại cỏ xước lông trắng, mọc hoang khắp cả nước, những chỗ ven đường, nương rẫy hay những nơi có ánh sáng đầy đủ và đất có nhiều chất dinh dưỡng.

1. Tác dụng của cây cỏ xước (ngưu tất)

Công dụng của cỏ xước chủ yếu được dùng trong y học cổ truyền phương Đông. Tất cả các bộ phận của cây cỏ xước đều có thể dùng làm thuốc, nhưng chủ yếu là dùng rễ.

tac-dung-cua-cay-co-xuoc-nguu-tat-trong-dieu-tri-benh-voh

Tất cả các bộ phận của cây cỏ xước đều có thể dùng làm thuốc (Nguồn: Internet)

Trong rễ cỏ xước có chứa một hoạt chất chất axit oleanolic, hạt cỏ xước chứa axit oleanolic, saponin... thân cây cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide, chất xơ, tro... nên công dụng cây cỏ xước thường được dùng để chữa:

1.1 Các bệnh về gan, thận

  • Viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bàng quang, tiểu vàng thẫm, tiểu đỏ, đái ra sỏi): Chuẩn bị cỏ xước (30g), rễ cỏ tranh (15g), mã đề (15g), mộc thông (15g), huyết dụ (15g), lá móng tay (15g), huyền sâm (15g). Đem tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống, chia thuốc ra uống 3 lần/ ngày.
  • Mỡ máu cao (gồm có xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Nguyên liệu cần có là cỏ xước (16g), hạt muồng sao vàng (12g), xuyên khung (12g), hy thiêm (12g), nấm mèo (10g), đương quy (16g), cỏ mực (20g). Tất các vị thuốc kết hợp sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống liên tục 20 – 30 ngày.

Lưu ý: Khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ nhiều uống với nước thuốc.

  • Viêm cầu thận (gồm phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bàng quang, đái ra máu): Sử dụng rễ cỏ xước (30g), rễ cỏ tranh (15g), mã đề (15g), mộc thông (15g), huyết dụ (15g), lá móng tay (15g), huyền sâm (15g). Đem sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

1.2 Chữa bệnh về xương khớp

  • Viêm khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước (15g), độc hoạt (12g), tang ký sinh (16g), dây đau xương (16g), tục đoạn, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm, tần giao (mỗi vị thuốc 10g). Sắc uống ngày 1 thang. Một liệu trình dùng trong 1 tháng.
  • Thấp khớp đang sưng: Dùng rễ cỏ xước (16g), nhọ nồi (16g), hy thiêm thảo (16g), phục linh (20g), ngải cứu (12g), thương nhĩ tử (12g). Sao vàng các vị thuốc, sau đó sắc lấy nước nước 3 lần/ngày. Uống trong 7 – 10 ngày liền. Hoặc cỏ xước (40g), hy thiêm (30g), thổ phục linh (20g), cỏ mực (20g), ngải cứu (12g), quả ké đầu ngựa (12g). Trộn chung các vị thuốc trên sắc thành nước thuốc đặc uống trong ngày.

2. Tác dụng của cây cỏ xước trong chữa các bệnh khác

  • Chữa bệnh gút: Dùng lá lốt (15g), rễ bưởi bung (15g), rễ cây vòi voi (15g và rễ cỏ xước (15g), tất cả thái mỏng đem sao vàng, sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, dùng trong 7 – 10 ngày liền.
  • Sổ mũi, sốt: Cỏ xước (30g), đơn buốt (30g), sắc uống ngày 1 thang, uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Quai bị: Một trong những tác dụng cây cỏ xước là chữa bệnh quai bị. Lấy cỏ xước giã nhỏ làm thành nước súc miệng, dùng bã cỏ xước với lượng vừa đủ đắp vào nơi quai bị sưng đau.
  • Chống co giật (gồm bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): Công dụng chữa bệnh của cây cỏ xước còn được biết đến là bài thuốc chống co giật hiệu quả. Lấy rễ cỏ xước khoảng 40 – 60g sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước (20g), cỏ cú (16g), ích mẫu (16g), nghệ xanh (16g), rễ lá gai (30g) đem sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống đều liên tục trong 10 ngày.
  • Chữa các chứng bốc hỏa (nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón): Dùng rễ cỏ xước (30g), hạt muồng sao (20g). Sắc uống 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang sẽ có tác dụng giúp người bệnh an thần.

tac-dung-cua-cay-co-xuoc-nguu-tat-trong-dieu-tri-benh-1-voh

Cỏ xước kết hợp với nhiều vị thuốc khác có thể chữa được nhiều loại bệnh (Nguồn: Internet)

3. Tác hại của cây cỏ xước (ngưu tất)

Có rất nhiều công dụng của cây cỏ xước trong điều trị bệnh và cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nói về những tác hại mà cây cỏ xước mang lại.

Tuy nhiên, theo một số thông tin nghiên cứu, mặc dù cây cỏ xước không gây biến chứng khi sử dụng nhưng nếu không dùng đúng cách và liều lượng sẽ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ của cây cỏ xước như: đau bụng, tiêu chảy hoặc đi ngoài kéo dài ở những người mắc phải các bệnh về tiêu hóa, dạ dày.

Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng không nên dùng cỏ xước bởi các hoạt chất trong cỏ xước có tác dụng phá huyết.

Bình luận