Giá thép xây dựng hôm nay 2/8: Chấm dứt chuỗi đà tăng

(VOH) Giá thép ngày 2/8 giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Trước lo ngại về các biện pháp của Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào quặng sắt của Australia.

Giá thép thế giới giảm mạnh

Giá thép ngày 2/8 giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 313 nhân dân tệ xuống mức 5.419 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 2/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 2/8: Chấm dứt chuỗi đà tăng 2

Theo news.com.au, giá quặng sắt hiện đã giảm xuống dưới mức 200 USD/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 5. Nguyên nhân là do khách hàng lớn nhất của Australia là Trung Quốc đang đe dọa giảm đơn đặt hàng trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước leo thang.

Cụ thể, giá mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất này của Australia đã giảm 3% xuống còn 195 USD/tấn (tương đương 264 USD/tấn), do lo ngại về các biện pháp tăng tốc của Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào quặng sắt của Australia.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã đánh dấu động thái cắt giảm sản lượng thép của mình trong nửa cuối năm nay. Đây là một phần trong chủ trương giảm lượng khí thải carbon ra môi trường của quốc gia này.

Tuy nhiên, theo ông Vivek Dhar, Nhà kinh tế thuộc Bộ phận Năng lượng và Khai thác của Commonwealth Bank, nếu xét trong tương lai gần, sẽ rất khó để Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc hơn 50% vào quặng sắt của Australia.

Quặng sắt rất quan trọng đối với nền kinh tế Australia. Theo dự đoán của Kho bạc Nhà nước, giá trị của thị trường sẽ tăng từ 103 tỷ USD năm ngoái lên 136 tỷ USD trong năm tài chính này.

KQKD doanh ngành thép quý 2/2021: Nhiều doanh nghiệp có lãi tăng bằng lần, quán quân thuộc về doanh nghiệp lãi gấp 49 lần cùng kỳ

 Rất nhiều doanh nghiệp ngành thép báo lãi quý 2 tăng hàng chục lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp ngành thép quý 2 nói riêng và giai đoạn từ cuối năm 2020 đến nay nói chung đều là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư. Điểm sáng là giá thép liên tục tăng mạnh, nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, dẫn đến doanh thu và cả lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp ngành thép trên sàn đều tăng. Điểm nhấn trong số đó là rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận "tăng bằng lần" – trong đó quán quân thuộc về doanh nghiệp có lãi gấp 49 lần cùng kỳ.

Nếu nhắc đến doanh nghiệp ngành thép có lãi lớn nhất phải kể đến Hòa Phát (HPG). Tuy vậy cũng phải nói thêm, Hòa Phát là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành thép đóng vai trò quan trọng. Qusy 2 vừa qua công ty đạt 35.400 tỷ đồng doanh thu, tăng 71% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 9.745 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021 Hòa Phát đạt 66.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 67% so với cùng kỳ và lãi sau thuế gấp 3 lần, lên mức 16.723 tỷ đồng.

Mảng thép vẫn chiếm vị trí chủ chốt với gần 32.500 tỷ đồng doanh thu quý 2, chiếm 92,5% tổng doanh thu.

Không phải lãi cao nhất, nhưng Thép Nam Kim (NKG) lại chiếm vị trí quán quân về tăng trưởng lợi nhuận quý 2 so với cùng kỳ. Doanh thu quý 2/2021 đạt 7.010 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gấp 49 lần quý 2 năm ngoái, lên mức 847 tỷ đồng – chủ yếu là lãi thuần từ hoạt động kinh doanh. Đây cũng là mức lãi kỷ lục công ty đạt được theo quý. Còn nếu so với quý 1 liền trước đó, lợi nhuận sau thuế quý 2 cũng gấp 2,6 lần.

Không chỉ tăng bằng lần, mà nhiều doanh nghiệp ngành thép báo lãi quý 2 tăng hàng chục lần. Trong số đó cũng cần nhắc đến SMC – doanh nghiệp đạt 5.952 tỷ đồng doanh thu quý 2, tăng 62% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gấp 13 lần quý 2 năm ngoái, đạt 532 tỷ đồng –mức lãi kỷ lục theo quý của công ty. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt 11.022 tỷ đồng doanh thu, tăng 55% và 748 tỷ lãi sau thuế, tăng cao gấp hơn 13 lần so với nửa đầu năm ngoái.

Những doanh nghiệp nhóm này còn phải kể đến Thép Mê Lin (MEL) với tỷ lệ tăng lãi quý 2 gấp 20 lần cùng kỳ. Hay Thép Đà Nẵng (DNS) có lãi quý 2 gấp 32 lần quý 2 năm ngoái, lên trên 45 tỷ đồng.