Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 72.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo, dao động trong mức 73.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 72.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 74.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 72.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
73.500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
72.000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
73.500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
75.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
74.500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
72.500 |
0 |
Giá tiêu trong nước hôm nay không có biến động so với hôm qua. Hiện giá tiêu tại các vùng trọng điểm dao động quanh mốc 72.000 – 75.000 đồng/kg.
Sau tuần biến động mạnh, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước có 2 phiên đi ngang liên tiếp. Dự báo thị trường hồ tiêu tuần mới sẽ có nhiều điểm tích cực trong bối cảnh suy giảm nguồn cung tại các nước trọng điểm.
Hiện nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác trồng tiêu hoạt động cầm chừng, và diện tích vườn tiêu tiếp tục giảm mạnh do các thành viên chuyển đổi sang cây trồng khác.
Hồ tiêu một thời được mệnh danh là “vàng đen” do giá trị kinh tế mang lại cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, giá tiêu duy trì ở mức thấp, khí hậu biến đổi thất thường cùng nhiều yếu tố tác động khiến người trồng tiêu chán nản, bỏ bê vườn hoặc phá bỏ. Do đó, diện tích cây tiêu trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung ngày một giảm.
Trong nửa cuối năm nay, Bộ Công Thương dự báo giá tiêu sẽ tăng, thị trường trở nên sôi động khi nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, Papua New Guinea, ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ... bù đắp cho nhu cầu nhập khẩu vẫn trầm lắng của thị trường Mỹ và EU.
Dự đoán giá tiêu tuần này, các chuyên gia nhận định chưa có biến động mạnh. Thị trường dao động đi lên trong khoảng hẹp khi những lo ngại về nguồn cung vẫn lớn.
Giá hồ tiêu Việt Nam xuống đáy 34.000 đồng/kg vào tháng 3/2020, mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Từ nửa cuối năm 2020 giá tiêu đã tăng trở lại và đạt mức 89.000 đồng/kg vào đầu năm 2022. Từ tháng 3/2022 giá hồ tiêu liên tục giảm và thời điểm đầu tháng 1/2023 đứng ở mức 60.000 đồng/kg.
Bước vào vụ thu hoạch năm nay, lo ngại nguồn cung giảm khi sản lượng không cao như dự đoán giúp giá hồ tiêu trong nước lên đến 75.000 đồng/kg như hiện nay.
Thời gian tới, các cơ quan, đơn vị sẽ công bố những đánh giá của mình về tình hình vụ thu hoạch năm nay. Qua đó bức tranh hồ tiêu vụ mới sẽ dần hiện rõ. Với mức chi phí đầu tư cao do giá vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công tăng mạnh, dù hồ tiêu tăng từ đầu năm nhưng người trồng tiêu không lờ lãi bao nhiêu.
Năng suất và diện tích nhiều vùng giảm mạnh, khiến những lo ngại về nguồn cung càng hiện rõ.
Giá tiêu thế giới
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 5/6, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.581 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.091 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay vẫn đang duy trì ổn định tại tất cả các thị trường. Tuần qua, thị trường hồ tiêu toàn cầu biến động trái chiều.
Chỉ có giá hồ tiêu nội địa Malaysia được báo cáo giảm. Giá tiêu Ấn Độ tiếp tục xu hướng tăng trong 2 tuần qua.
Tại Indonesia, giá trong nước và quốc tế của quốc gia này duy trì ổn định.
Riêng tại Việt Nam, giá hồ tiêu xuất khẩu vẫn đi ngang, trong khi giá tiêu nội địa lại tăng nhẹ.
5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 138.000 tấn hồ tiêu các loại, tương đương 414 triệu USD, tăng 38,4% về khối lượng nhưng giảm 9,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
5 tháng, giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 3.011 USD một tấn, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong gần 3 năm qua.
Giá tiêu xuất khẩu lao dốc vì nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu giảm. Áp lực từ đồng USD tăng, Fed điều chỉnh lãi suất khiến hoạt động nhập khẩu tiêu của nhiều thị trường lớn ảnh hưởng.
Xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc liên tục giảm 20-70% trong nhiều tháng qua.