Chờ...

Giá tiêu ngày 12/5/2022: Lao dốc không phanh

(VOH) - Giá tiêu ngày 12/5 sụt giảm mạnh 1.000 đồng/kg trên diện rộng. Giá hồ tiêu toàn cầu ít dao động dù sản lượng dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022.

Gía tiêu sáng nay bất ngờ giảm sâu 1.000 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 77.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 74.500 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong  mức 75.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 74.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  77.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 76.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai cũng giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 75.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

75,500

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

74,500

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

75,500

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

77,500

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

76,500

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

75, 000

-1.000

Giá tiêu hôm nay 12/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo các phán đoán, lượng hàng trong kho ở các quốc gia tiêu thụ còn đáp ứng đủ nhu cầu, do đó giá hồ tiêu toàn cầu trong những tháng qua không cho thấy sự dao động lớn, mặc dù sản lượng dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022 (theo IPC), chủ yếu giảm từ Việt Nam và Ấn Độ.

Xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu của các quốc gia sản xuất trong năm 2021 ước tính đạt 475.889 tấn, giảm khoảng 4% so với với năm 2020, thay vì giảm 9% so với dự báo trước đó.

Theo báo cáo mới đây nhất của sở NN&PTNT các tỉnh Tây Nguyên, ngành hồ tiêu tại vùng trồng trọng điểm cũng đang đối mặt khó khăn nhất định, trong đó:

Giống không đảm bảo chất lượng, không có trung tâm nghiên cứu giống mới, cung cấp giống sạch bệnh trong khi tiêu là cây trồng dễ mẫn cảm với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng; Một bộ phận nông dân chưa thay đổi nhận thức, có thể tăng cường sử dụng hóa học để thúc đẩy năng suất trong bối cảnh giá tăng;

Giá thấp trong thời gian qua khiến nông dân mất khả năng tài chính trong khi tình trạng sốt đất diễn ra rộng khắp, khiến nông dân bán đất và từ bỏ vườn tiêu.

Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn trong các tháng còn lại của quý II/2022, khi nguồn cung khá dồi dào, còn nhu cầu nhập khẩu thấp. Hiện nguồn hàng được khách hàng sử dụng chủ yếu là hàng đã ký từ 3 đến 4 tháng trước. Do vậy giá hạt tiêu khó có thể tăng mạnh nếu như thị trường Trung Quốc chưa mua trở lại.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 79.410 tấn hồ tiêu các loại, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tiêu đen đạt 66.721 tấn, tiêu trắng đạt 12.689 tấn.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 369,7 triệu USD, tiêu đen đạt 293,5 triệu USD, tiêu trắng đạt 76,2 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 15,5% tương đương 14.611 tấn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại tăng 29,2%, tương đương tăng 83,6 triệu USD.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Năm 2021, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt 54,3 triệu USD, giảm 16,7% so với năm 2020. Trong đó, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 17,5 triệu USD, giảm 0,8%.

Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 32,23% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc năm 2021, cao hơn so với 27,06% trong năm 2020.

Trong quý I/2022, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc tiếp tục giảm. Chính sách “Zezo COVID” của Trung Quốc tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại hàng hóa nói chung, mặt hàng hạt tiêu nói riêng.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong quý I/2022, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường thế giới đạt 6,6 triệu USD, giảm 55,8% so với quý I/2021.

Tuy nhiên, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, mức tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 2,73 triệu USD, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).