Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 30/12/2021: Tăng phiên thứ 3

(VOH) - Giá tiêu ngày 30/12 tăng thêm 500 đồng/kg, đây là ngày tăng thứ 3 liên tiếp của thị trường trong nước ngay sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  79.000 đồng/kg  tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  82.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

80,500

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

79,500

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

80,500

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

82,000

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

81,000

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

80,000

+500

Giá tiêu hôm nay 30/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo đánh giá, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu tăng 2 - 3%/năm. Với bức tranh sản lượng hồ tiêu toàn cầu giảm thì Việt Nam – quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới sẽ chiếm lợi thế. Sản lượng hồ tiêu năm 2021 cho thấy sự sụt giảm ở Việt Nam và Brazil nhưng tăng nhẹ ở Indonesia. Theo các chuyên gia, khoảng cách cung và cầu gần hơn sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tăng giá. Thị trường toàn cầu liên thông nên các chính sách quản lí vĩ mô ảnh hưởng tới đến toàn bộ chuỗi cung ứng, đặt biệt thị trường lớn như châu Mỹ và châu Âu.

Hiện tại, thế giới sống chung với đại dịch nhưng kinh tế chưa thể phục hồi ngay. Giá xuất khẩu đang tăng nhưng 100% lợi nhuận từ việc tăng giá không chuyển về doanh nghiệp xuất khẩu mà là bên thứ 3 gồm các hãng tàu, công ty logistic. Chi phí logistic đã tăng mạnh ở hầu hết các thị trường, đặt biệt châu Âu và Hoa Kỳ. Chỉ tỉnh riêng thị trường Hoa Kỳ giá vận chuyển đã tăng hơn 500%. Trong thời gian ngắn hạn giá vận tải không thể về mức trước đại dịch.

Các doanh nghiệp xuất khẩu đang cố gắng cầm cự để giữ thị trường, giữ khách hàng. Brazil là nhà cung cấp hồ tiêu lớn của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tái xuất. Tuy nhiên trong năm 2021, số lượng nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam từ Brazil đã giảm. Khi chênh lệch giá giữa Việt Nam và Brazil không cao thì các doanh nghiệp cũng cân nhắc trong việc nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần quan đến yếu tố lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao. Hiện nay thị trường vẫn cho thấy những dấu hiệu tích cực nhưng trong thời gian tới không điều chỉnh sâu và dao động nhẹ. Khả năng đến hết quý 2/2022, giá vận tải hi vọng ổn định trở lại.

Hiện tại, ngành hồ tiêu cho thấy những tín hiệu khả quan hơn khi kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 900 triệu USD trong năm 2021. Tuy vậy, 2022 là năm cực kỳ khó khăn và nhiều thách thức. Các vấn đề đặt ra làm thế nào để điều tiết cung cầu; đẩy mạnh liên kết và chế biến sâu; xây dựng và phát huy vai trò thực thụ trong liên kết nông nghiệp gồm các bên doanh nghiệp, nông dân, logistic, ngân hàng và các bộ ngành.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 30/11/2021, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến giá hồ tiêu là nhu cầu của thị trường Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng trong những tháng cuối năm nay.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, lượng hồ tiêu mà Trung Quốc mua vào từ Việt Nam trong tháng 10 và tháng 11 thấp hơn nhiều so với trung bình các tháng cuối năm trước, đạt lần lượt 546 và 463 tấn, chỉ bằng 6 - 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thời gian gần đây, xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp không ít khó khăn do tăng cường kiểm tra, khử trùng hàng hóa, phương tiện vận chuyển, đồng thời siết chặt thực hiện quản lý và truy xuất nguồn gốc hàng hóa khiến thời gian thông quan kéo dài.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng chống dịch với đội lái xe chuyên trách, thời gian giải phóng hàng tăng, đôi khi dẫn đến tình trạng ùn ứ cục bộ. 

Bình luận