Nấm biến rơm rạ thành ngoại tệ <br><i> Bài 3: “Để làm giàu từ nấm”</br></i>

(VOH) - Trồng nấm là ngành sản xuất mới, từng bước khẳng định hiệu quả kinh tế cao, phù hợp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Hơn nữa sản xuất nấm tận dụng rơm rạ sau thu hoạch, góp phần giảm đáng kể tình trạng đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường…Để nghề nấm phát triển bền vững, cần đầu tư thích đáng cho nghề trồng nấm trong đó đặt biệt quan tâm đến khâu công nghiệp chế biến nấm, chuyển giao công nghệ.
Nấm biến rơm rạ thành ngoại tệ <br><i> Bài 3: “Để làm giàu từ nấm”</br></i> 1
Gia đình nông thôn nghèo nào dù có đất hẹp, vốn ít cũng có thể trồng nấm được.ảnh: nongnghiepVN

Để phát triển mạnh nghề trồng nấm, chúng ta phải xác định được hướng đi thích hợp để tạo lập được vị trí của Việt Nam trên thị trường nấm thế giới. Các doanh nghiệp trong ngành nấm vẫn còn rất ít, nhiều doanh nghiệp lại chưa có sự liên kết với nông dân. Do đó, muốn ngành nấm phát triển, thì đội ngũ doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu nấm phải lớn mạnh hơn nữa. Hiệp hội nấm Việt Nam cũng cần sớm được thành lập, mà nòng cốt phải là các doanh nghiệp, với sự tham gia của các nhà khoa học, nông dân. Không thể phát triển trồng nấm một cách ào ào để rồi nông dân làm ra chẳng biết bán đi đâu. Nguồn nguyên liệu trồng nấm ở Việt Nam hoàn toàn dư sức đáp ứng được yêu cầu nói trên. Riêng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp đã lên tới khoảng 60 triệu tấn mỗi năm. Chỉ cần dùng 1/10 số này vào việc trồng nấm, chúng ta hoàn toàn có thể đạt sản lượng 2-3 triệu tấn/năm. Còn theo Cục Trồng trọt, điều kiện thời tiết ở nước ta cho phép nuôi trồng được nhiều chủng loại nấm: ưa nhiệt, ưa mát, ưa lạnh.


Nguồn lao động ở nông thôn còn dồi dào, đầu tư cho trồng nấm lại không quá lớn như các sản phẩm khác. Về Khoa học công nghệ, chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống, sản xuất với các loại nấm chủ lực; đã du nhập, chọn lọc, đưa vào sản xuất hàng chục giống nấm cao cấp, giá trị cao.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), sản lượng nấm cả nước đạt khoảng 250.000 tấn nấm tươi/năm. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh cho ngành sản xuất này với lợi nhuận thu được từ 400-500 triệu đồng/ha. Ngoài nấm dùng cho thực phẩm, hiện nấm phục vụ cho dược phẩm cũng đang phát triển một cách tự phát, lợi nhuận từ các loại nấm nầy cao gấp nhiều lần nấm thực phẩm đồng bằng sông Cửu Long.

Những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu khoa học xác định nguồn gen đa dạng, khả năng lai tạo giống nấm có năng suất cao, đáp ứng theo nhu cầu thị trường của nền "công nghiệp nấm". Rõ ràng nghề trồng nấm đơn giản, dễ làm. Gia đình nông thôn nghèo nào dù có đất hẹp, vốn ít cũng làm được. Từ nghề trồng nấm rơm, nhiều vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, nông dân đã biết giá trị tận dụng từ rơm rạ “hái” ra tiền. Các nhà kinh tế nông nghiệp nhận xét: Chỉ với riêng 1,6 triệu ha lúa trong vụ hè thu, lượng rơm thải ra khá dồi dào thu nhập chưa tận dụng hết. Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo đang lúng túng trong tiêu chí tăng thu nhập cho nông dân, cho người nghèo. Tại sao chúng ta không đưa nghề trồng nấm vào mục tiêu tăng thu nhập cho người dân trong giai đoạn trước mắt, “lấy ngắn nuôi dài” sau đó từng bước phát triển công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. Trồng nấm không chỉ có rơm. Còn nhiều thứ vật liệu khác có thể trồng nấm như mùn cưa, bã mía, b

ã lục bình…vừa tạo ra sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế, vừa giải quyết được vấn đề môi trường.

Theo một số công trình nghiên cứu gần đây về các dòng nấm ăn và nấm dược liệu của Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, ở đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 20 dòng nấm ăn được thu thập trong tự nhiên đã được khảo sát về hình thái sinh trưởng và phân tích đa dạng di truyền trong đó một số dòng nấm ăn, nấm dược liệu nổi bật đang được chuyển giao kỹ thuật sản xuất và bắt nhịp với nhu cầu thương mại như: nấm rơm, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm trân châu, nấm mèo, linh chi. Tuy chúng ta nói trồng nấm là đơn giản, nhưng khi đặt vấn đề phát triển công nghiệp nấm, phải xem xét việc phát triển cây nấm trên góc độ khoa học công nghệ vi sinh, phải xem nấm là sản phẩm của nông nghiệp công nghệ cao. Khi đã xác định vị trí của nghề trông nấm như thế thí cần đầu tư thích đáng cho nghề trồng nấm trong đó đặc biệt quan tâm đến khâu công nghiệp chế biến nấm, kế đó là chuyển giao công nghệ, hướng dẫn đến nơi cho nông dân. Thực hiện được các giải pháp trên đây thì công thức: phế phẩm nông nghiệp, cộng với nông nhàn,
thêm với tri thức trồng nấm cho ra hàng tỷ USD mỗi năm sẽ thành hiện thực. Đây cũng là cơ sở để nông dân làm giàu từ trồng nấm.

>>Bài 2: Phát triển nghề nấm- Để biến mục tiêu thành hiện thực

>>Bài 1: “Tiềm năng và nghịch lý của ngành nấm VN”