50 năm dõi theo di chúc Người:Dành những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ măng non-Thời sự 5g30 29/08/2019

(VOH) - Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên, nhi đồng.

 Những tình cảm gần gũi thân thương, nồng ấm và những lời dạy mà sinh thời Người dành cho thiếu niên, nhi đồng đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta. Trong bản di chúc, Bác Hồ 2 lần nhắc đến nhi đồng. Một lần ở đoạn mở đầu và một lần ở đoạn kết thúc. Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta!...”. Đoạn kết thúc, Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”.

Và 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các địa phương, mỗi cấp bộ đoàn, mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên luôn dành sự quan tâm, trách nhiệm, lòng nhiệt huyết và yêu thương thiếu niên, nhi đồng thông qua những việc làm thiết thực. Mời quý vị nghe kỳ 1 của tọa đàm: “50 năm dõi theo di chúc Người – Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ măng non” do Phóng viên Phương Dung và Ngọc Bích thực hiện với sự tham gia của các vị khách mời: bà Nguyễn Ngọc Nhung - Phó Chủ tịch Hội đồng đội Thành phố; Ông Nguyễn Văn Tính, Phó Trưởng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh qua đề dẫn của Phóng viên Ngọc Bích:

VOH: Thưa các vị khách mời, khi nói về các em thiếu niên nhi đồng. Trong Di chúc, Bác Hồ đã yêu cầu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các địa phương, mỗi cấp bộ đoàn, mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên hãy dành sự quan tâm, trách nhiệm, lòng nhiệt huyết và yêu thương thiếu niên, nhi đồng thông qua những việc làm thiết thực. Vậy thời gian qua chúng ta đã thực hiện nội dung này như thế nào? 

Ông Nguyễn Văn Tính: Tôi còn nhớ một bài thơ của Tố Hữu có một câu rất là hay là:

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già”

Như vậy là ngay trong bài thơ này đã nói lên tấm lòng của Bác với trẻ em rất là nhiều. Đến nay, về mặt Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị và hiện nay chúng ta đang thực hiện chỉ thị 20 của Bộ Chính trị. Qua những văn bản chỉ đạo của Đảng và Pháp luật thì các ngành, các cấp, đặc biệt là những người làm công tác trẻ em trong suốt thời gian qua luôn luôn lấy đó là kim chỉ nam, là con đường để thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo di chúc và nguyện vọng của Bác. Luôn luôn tạo mọi điều kiện cho trẻ em được sống trong điều kiện tốt đẹp nhất, được ấm no, hạnh phúc, các em đều được học hành. Đó là những mong muốn, nguyện vọng của Bác trước lúc ra đi.

VOH: Vâng còn với bà Nguyễn Ngọc Nhung, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Thành phố, xin hỏi bà là về phía Thành Đoàn thời gian qua thì công tác này được thực hiện ra sao?

Bà Nguyễn Ngọc Nhung: Thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, TPHCM chúng ta nổi bật trong nhiều năm qua đó là việc thực hiện quyền của trẻ em để trẻ nói lên tiếng nói của mình và cùng tham gia các hoạt động để góp phần dựng thành phố chúng ta có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Trong những hoạt động của mình, ngoài hoạt động về công tác giáo dục, về các hoạt động rèn luyện kỹ năng bổ trợ cho việc học tập thì Tổ chức Đội vận động các nguồn lực để chăm lo cho các em thiếu nhi. Đặc biệt là các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi là con em công nhân lao động, thiếu nhi thuộc các gia đình đang công tác ở các vùng biên giới, biển đảo thì tổ chức Đoàn cùng chung tay để chăm lo cho các em thiếu nhi trong thời gian qua.

VOH: Có thể thấy chỉ vài dòng ngắn gọn: “Chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ.."; "Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.Vậy thưa ông Nguyễn Văn Tính, trong những năm qua, với vai trò là cơ quan bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố đã thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quyết tâm và tình cảm như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Tính: Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tham ưu cho thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành rất nhiều chương trình, nghị quyết. Đồng thời, về phía Sở cũng ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo cho quận huyện, phường xã vùng chung tay chăm lo cho công tác trẻ em. Như quý vị yhinhs giả cũng đã biết, hiện nay số trẻ em dưới 16 tuổi của toàn TPHCM là đến 2 triệu mốt và chiếm 20% dân số của cả TPHCM. Trong đó, có trên 450 nghìn trẻ em đăng ký tạm trú tại các tỉnh đến. Như vậy, đây là một lượng rất lớn đối với áp lực của TPHCM. TPHCM có trên 11 nghìn 4 trăm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trên 30 nghìn trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em trong viện nghèo, cận nghèo, trẻ em mồ côi một phía. Như vậy, tất cả những nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đều được các ngành, các cấp và cả thành phố chăm lo. Các em được chăm sóc tại những cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập. Số còn lại, các em được hưởng trợ giúp từ nhiều nguồn lực khác của cả thành phố. Với việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì 100% phường xã TPHCM đều xây dựng xã phường phục vụ trẻ em theo 15 tiêu chí. Các vấn đề mà tất cả trẻ em dưới 16 tuổi dù có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú khi sinh ra trên địa bàn TPHCM đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và thực hiện theo quy trình 3 trong 1. Mà TPHCM là đi đầu cả nước thực hiện từ năm 2013 đến nay, vừa đăng ký khai sinh, vừa được cấp bảo hiểm y tế và được nhập hộ khẩu. Ngoài ra phải nói đến, trong năm 2018, với nổ lực của cả TPHCM, các tổ chức xã hội, các đoàn thể đã vận động, chăm lo cho trẻ em vào những dịp lễ, tết, trung thu, 1/6, kể cả tặng xe đạp, tặng bảo hiểm với kinh phí trên 82 tỷ đồng cho vấn đề trẻ em. Còn 1 chương trình đặc biệt nữa của TPHCM là phẩu thuật tim miễn phí cho trẻ em nghèo với nguồn ngân sách thành phố khá lớn.

VOH: Tương lai của đất nước là ở thế hệ trẻ, là ở thế hệ tương lai. Do đó, công tác Đội có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng, vậy bà Nguyễn Ngọc Nhung cho biết rõ hơn về hoạt động này? Cũng như định hướng cho các em thực hiện Di chúc của Bác Hồ?

Bà Nguyễn Ngọc Nhung: Thực hiện đợt hoạt động kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành Đoàn, Hội đồng Đội  thành phố triển khai trong đoàn viên thanh niên, đội viên thiếu niên nhi đồng các đợt sinh hoạt sâu rộng để cho đoàn viên, thanh thiếu niên nhận thức sâu hơn về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó ghể hiện tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ thành phố trong thực hiện di chúc của Bác. Đối với đội viên, thiếu niên nhi đồng thì Hội đồng Đội thành phố có triển khai thực hiện 2 hoạt động lớn trong thời gian qua. Đó là phong trào "Nói lời hay làm việc tốt" và "Đội viên, học sinh không xả rác". Từ những hành động, hoạt động nhỏ của các em cũng sẽ góp phần thực hiện những lời dạy của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Hay khi nhặc được của rơi trả lại cho người bị mất hoặc giúp bạn trong học tập hay giúp đỡ các em nhỏ...thì các em nhỏ cũng đã góp phần để thể hiện được tình cảm, trách nhiệm của mình đối với lại việc thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

VOH: 50 năm thực hiện Di huấn của Người, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Vậy phía Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Di chúc này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Tính: Trong thời gian gần đây, chúng ta thấy rộ lên rất nhiều vụ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại. Tuy nhiên, phải nói rằng nhờ công tác truyền thông vận động, hoạt động của tất cả các sở ngành do đó bạo lực, xâm hại trẻ em thời gian gần đâyphats hiện rất nhanh chống và kịp thời. Nó tạo ra một cái dư luận xã hội. Mặc dù về mặt pháp luật, nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều chính sách, chủ trương xử lý những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Vai trò của Sở Lao động - Thương binh là đã triển khai sâu rộng và cung cấp số điện thoại đường dây nóng ngay của Sở Quản lý, ngay xủa Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em. Như vậy, mọi thông tin của trẻ em bị xâm hại, bạo lực đều được thông tin kịp thời và chúng tôi cũng cập nhật trên tất cả các trang mạng qua lực lượng cộng tác viên nữa. Do đó, việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết cũng khá nhanh chống. Tuy nhiên, vì có những vụ việc họ chậm hoặc vì yếu tố cấu thành tội phạm chưa đủ do đó việc đưa ra xét xử của tòa án vẫn còn làm cho dư luận còn bức xúc. Một vấn đề quan trọng nữa là ngay trong những điều luật về tội xâm hại tình dục trẻ em của bộ luật Hình sự có những khái niệm chưa được rõ. Về vai trò của Sở, chúng tôi cũng đã tham mưu, đã có rất nhiều hội thảo chuyên ngành, kể cả các đoàn luật sư, hội luật gia và các sở ngành, đoàn thể thành phố để xây dựng 1 quy trình xử lý, can thiệp, giải quyết những trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục và đã trình Ủy ban nhân dân thành phố. Nếu quy trình này được ban hành sớm, tôi nghĩ rằng việc can thiệp, xử lý, giải quyết cho đứa trẻ sẽ được nhanh chống hơn rất nhiều.

VOH: Xin cảm ơn các vị khách mời!

VOH

Tin Audio Liên Quan

Bình luận

Đọc Báo