Đi công chứng ở  Phòng Công chứng hay Văn phòng Công chứng ?

(VOH) - Có thính giả thắc mắc là nếu đi công chứng thì nên đi công chứng ở Văn phòng Công  chứng hay Phòng Công chứng ? Giá trị bản chứng ở hai chổ này có như nhau hay không ? Sự khác nhau giữa Văn phòng Công chứng và Phòng Công chứng ?

(VOH) - Có thính giả thắc mắc, nếu công chứng thì nên đi công chứng ở Văn phòng Công chứng hay Phòng Công chứng ? Giá trị bản chứng ở hai chổ này có như nhau hay không ? Sự khác nhau giữa Văn phòng Công chứng và Phòng Công chứng ?

Luật sư Vũ Mạnh Hòa, Trưởng đại diện Văn phòng Luật sư Quang Trung Tư vấn:

Giá trị công chứng giữa Phòng Công chứng (PCC) và Văn phòng Công chứng (VPCC)  đều có giá trị pháp lý như nhau. Chỉ có khác về mô hình tổ chức. Một bên là tổ chức công lập, một bên hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Thính giả  đi công chứng ở đâu cũng như nhau

Về phân biệt Phòng công chứng và Văn phòng Công chứng được quy định cụ thể tại Luật Công chứng 2014. Phòng công chứng và Văn phòng công chứng theo quy định luật pháp Việt Nam có 2 loại hình tổ chức hành nghề này, có những sự khác biệt sau:

Thứ 1: Về địa vị pháp lý:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật công chứng 2014 thì Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư Pháp, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng.

      Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật công chứng 2014 Văn phòng Công chứng được tổ chức và hoạt động như loại hình công ty hợp danh. Theo quy định của luật doanh nghiệp, như vậy văn phòng  công chứng là tổ chức dịch vụ công, thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập như Phòng công chứng.

Thứ 2: Về tên gọi:

Phòng công chứng bao gồm cụm từ Phòng công chứng theo số thứ tự thành lập và tên gọi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng thành lập.

Tên gọi của Văn phòng Cng chứng bao gồm cụm từ Văn phòng Công chứng kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc tên của công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng Công chứng  do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận không được trùng và gây nhầm lẫn với tên và tổ chức hành nghề công chức khác. Không được vị phạm truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Như vậy khác với phòng công chứng tên của Văn phòng Công chứng là do công chứng viên lựa chọn không bao gồm thứ tự và tên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương như với tên gọi của Phòng công chứng.

Thứ 3: Về tổ chức hoạt động:

Phòng Công chứng  là đơn vị sự nghiệp công lập. Phòng công chứng  gồm các công chứng viên, hưởng chế độ theo đơn vị sự nghiệp công lập. Trưởng Phòng công chứng  do chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Văn phòng Công chứng phải có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Nếu như trưởng phòng công chứng  được hình thành bằng con đường bổ nhiệm thì trưởng VPCC do các thành viên hợp danh bầu, tự thỏa thuận theo quy định của PL liên quan về loại hình công ty hợp danh.

Thứ 4: Về thành lập:

Việc thành lập Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh thành phố quyết định thành lập theo quy định tại Điều 20 Luật công chứng 2014 căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư Pháp chủ trì, phối hợp cới Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở nội vụ xây dựng đề án thành lập PCC trình UBND cấp tỉnh, thành phố xem xét quyết định.

Đối với Văn phòng Công chứng  thì các công chứng viên thành lập được quy định tại Điều 23 lật công chứng 2014.

Thứ 5: Về Giải thể - Sáp nhập:

+ Phòng Công chứng  chỉ được thực hiện việc chuyển đổi, giải thể mà không được hoạt động sát nhập, hợp nhất.

+ Văn phòng Công chứng được sát nhập 2 hoặc một số Văn phòng Công chứng  theo Điều 21 Luật Công chứng 2014. Điều 28,29 Luật công chứng 2014 quy định đối với Văn phòng Công chứng.

Quí đọc giả có nhu cầu tư vấn xin gửi mail về địa chỉ: tuvanonline.voh@gmail.com

BT (tuvanonline.voh@gmail.com)

Bình luận

Đọc Báo