Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ăn nhiều hạt sen có sao không? Khuyến cáo ăn an toàn nên biết

(VOH) – Hạt sen từ lâu đã ‘góp mặt’ trong những món ăn bổ dưỡng cũng như các bài thuốc điều trị bệnh lý. Tuy vậy nhưng ăn nhiều hạt sen có sao không và cần lưu ý gì để an toàn sức khỏe?

Qua nhiều phân tích thành phần, hạt sen vẫn luôn được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là một trong những thực phẩm vô cùng lý tưởng, hỗ trợ cải thiện hiệu quả các vấn đề sức khỏe thường gặp. Hạt sen cung cấp cho cơ thể đa dạng nhóm chất dinh dưỡng, kể đến như vitamin B9, vitamin PP, vitamin C, khoáng chất kali, canxi, magie, cùng một số chất chống oxy hóa nhóm flavonoid. 

Thế nhưng bên cạnh việc hấp thu nhiều dưỡng chất quý giá trên đây, nếu chúng ta sử dụng hạt sen không đúng khoa học thì nguy cơ đối mặt với các tác hại của hạt sen vẫn có thể xảy ra. 

1. Ăn nhiều hạt sen có sao không?

Hạt sen vốn có tính mát, vị thơm bùi nên thường rất dễ ăn, song các khuyến cáo về dinh dưỡng đã chỉ rằng thói quen ăn nhiều hạt sen hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, cần đảm bảo bổ sung loại hạt này với liều lượng vừa đủ, hợp lý. Theo đó, trong khẩu phần ăn mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 28g hạt sen, duy trì tần suất ăn từ 3 - 4 bữa một tháng. 

Nếu áp dụng đúng nguyên tắc sử dụng hạt sen trên đây, chúng ta sẽ chủ động phòng tránh được một số tác dụng phụ sau: 

1.1 Đầy bụng khó tiêu

Dựa trên phân tích dinh dưỡng, hạt sen được đánh giá là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ tương đối dồi dào, đảm nhiệm vai trò hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu y khoa cũng nhận định rằng, tiếp nạp lượng chất xơ vượt mức ăn toàn từ hạt sen sẽ gây ra tác dụng ngược, dẫn tới tình trạng đầy bụng khó tiêutáo bón. (1) 

an-nhieu-hat-sen-co-sao-khong-khuyen-cao-an-an-toan-nen-biet-voh-0
Hấp thu quá nhiều lượng chất xơ từ hạt sen sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng đầy hơi chướng bụng, táo bón nghiêm trọng (Nguồn: Internet)

1.2 Rối loạn nhịp tim 

Hạt sen gồm phần hạt trắng bên ngoài và phần tâm sen nhỏ, màu xanh ở bên trong chứa hàm lượng lớn hoạt chất nelumbo có đặc tính an thần, giảm mất ngủ.

Song các chuyên gia luôn khuyến khích chúng ta điều chỉnh lượng hạt sen hợp lý và không sử dụng liên tục trong thời gian dài (nhật là đối tượng thể trạng hàn) vì nhóm chất trên có dược tính khá mạnh, có thể làm rối loạn nhịp tim và huyết áp.  

Xem thêm: Cách khắc phục chứng rối loạn nhịp tim hiệu quả: từ thuốc đến chế độ ăn uống và sinh hoạt

1.3 Suy giảm trí nhớ 

Chúng ta biết rằng giấc ngủ góp phần không nhỏ trong việc duy trì hoạt động của não bộ cũng như ngăn chặn hiện tượng suy giảm trí nhớ, chứng hay quên.

Dù vậy nếu hấp thu quá nhiều và không khoa học lượng chất an thần từ thuốc hay các thực phẩm như hạt sen lại tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ. Lúc này bạn sẽ luôn ở trong trạng thái buồn ngủ, giấc ngủ kéo dài triền miên, để lại ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ghi nhớ và thậm chí là giảm tuổi thọ của bạn. (2)

2. Một số lưu ý khi sử dụng hạt sen tươi đúng cách

Để phát huy tối đa lợi ích mang lại và đồng lợi hạn chế mắc phải các tác hại của hạt sen, trong quá trình sử dụng hạt sen tươi hãy áp dụng thực hiện một số lưu ý sau: 

2.1 Hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng 

Hạt sen không thuộc nhóm thực phẩm thích hợp với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nếu muốn bổ sung hạt sen trong thực đơn của các bé, mẹ nên lựa chọn thời điểm bé đã làm quen với ăn dặm, đặc biệt phải chú ý xay nhuyễn mịn để con không bị hóc nghẹn. 

Xem thêm: Trẻ ăn hạt sen có tốt không? Bé mấy tháng tuổi thì ăn được?

2.2 Chữa mất ngủ nên dùng riêng tâm sen

Công dụng điều trị mất ngủ, thức giấc ban đêm phần lớn nhờ vào các hoạt chất có trong tâm sen, do vậy nên kết hợp dùng cả hạt và tâm sen hoặc tốt nhất là sử dụng riêng phần tâm sen. 

an-nhieu-hat-sen-co-sao-khong-khuyen-cao-an-an-toan-nen-biet-voh-1
Tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện hiệu quả nếu sử dụng tâm sen đúng cách (Nguồn: Internet)

2.3 Khử độc tâm sen

Tuy tâm sen là bộ phận chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có độc tố alkaloid. Vì thế trước khi dùng tâm sen để sắc nước uống hay hãm trà, bạn nên rửa sạch với nước muối loãng, khử độc bằng cách sao vàng hoặc phơi khô. 

2.4 Không nên dùng khi có hệ tiêu hóa kém

Những người đang mắc các chứng đầy bụng, khó tiêu thì không nên hạt sen vì trong hạt sen chứa nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất sẽ khiến hệ tiêu hóa khó hấp thụ, làm cho bệnh thêm trầm trọng.

2.5 Hạt sen không nên ăn với gì ?

Mặc dù hạt sen tốt cho sức khỏe nhưng không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp được với loại thực phẩm này. Các thực phẩm như cua, thịt rùa không được ăn cùng với hạt sen vì sẽ gây ngộ độc.

2.5 Vỏ lụa hạt sen có tốt không ?

Vỏ lụa bên ngoài hạt sen là một lớp mỏng, khá cứng bề ngoài, nhiều người thường vỏ mà không biết công dụng của nó mang lại. Vỏ hạt sen có thể đem đi phơi khô dùng để pha trà và còn là nguyên liệu để bốc thuốc.

Cũng giống như bổ sung bất cứ loại thực phẩm nào, bạn cần cân đối liều lượng hạt sen khi thêm vào các món ăn và bài thuốc bồi bổ cơ thể, để tránh các tác hại của hạt sen thì không nên lạm dụng quá nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhé.

Bình luận