Tuy chỉ mới được các gia đình tìm kiếm và sử dụng nhiều trong khoảng vài năm trở lại đây song thực tế hạt kiều mạch đã có lịch sử khá lâu đời, thậm chí nhiều nghiên cứu đã tiến hành phân tích hàm lượng dinh dưỡng của hạt. Cùng tìm hiểu thêm về loại hạt độc đáo này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hạt kiều mạch là gì?
Kiều mạch (hay còn gọi là hạt tam giác mạch, hạt mạch ba góc hoặc hạt sèo) có tên khoa học là Fagopyrum esculentum Moench., họ Rau răm (Polygonaceae). Kiều mạch chính là phần hạt được tách ra từ quả của cây tam giác mạch – loài cây được trồng bạt ngàn khắp các tỉnh miền Bắc như: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn.... Cây không chỉ trổ hoa rực rỡ vào dịp cuối năm mà còn đem đến hạt kiều mạch – một nguồn lương thực phụ của đồng bào miền sơn cước.
Ngoài ra, kiều mạch còn là một loại cây thuốc, là nguồn chất rutin tự nhiên. Rutin được dùng làm thuốc phòng ngừa các tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch gây nên.
2. Hạt kiều mạch có tác dụng gì với sức khỏe?
Theo Đông y, kiều mạch có vị chát, hơi ngọt, tính bình. Vào các kinh tỳ, vị và đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng (khai vị, hạ khí, tiêu tích).
Khi nghiên cứu sâu hơn về loại hạt này, các chuyên gia dinh dưỡng tin rằng, ăn hạt kiều mạch sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:
2.1 Hạt kiều mạch có tác dụng hỗ trợ giảm cân
Bổ sung hạt kiều mạch vào thực đơn cũng là phương pháp giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả. Sau khi vào cơ thể, dưỡng chất từ hạt kiều mạch được hấp thu vào máu từ từ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, tạo năng lượng bền vững và hỗ trợ giảm cân.
Xem thêm: Điểm danh 15 thực phẩm giảm cân ăn 'thả ga' mà không sợ béo
2.2 Hạt kiều mạch có tác dụng phòng chống ung thư
Tuy hình dáng và kích thước khá nhỏ bé, song hạt kiều mạch rất giàu chất chống oxy hóa, trong đó phải kể đến rutin, quercetin hay vitexin. Những nhóm chất này có thể hỗ trợ chức năng tế bào bằng cách bảo vệ DNA không bị tổn thương và ngăn ngừa việc hình thành tế bào ung thư.
2.3 Cải thiện hệ tiêu hóa
Chất xơ chiếm một lượng khá cao khi kiều mạch đã nấu chín, chất xơ này chủ yếu là cellulose và lignin. Đây là những thành phần có lợi đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa, nhất là đại tràng.
Chất xơ được tập trung ở lớp vỏ bọc bên ngoài của lớp tấm, giúp làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, nó còn có thể bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là ngăn chặn quá trình oxy hóa trong đường tiêu hóa.
Xem thêm: Top 14 thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thêm trong thực đơn
2.4 Tác dụng của hạt kiều mạch bảo vệ tim mạch
Các thành phần dinh dưỡng trong hạt kiều mạch có thể giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu và giúp tăng cholesterol tốt trong máu. Đồng thời, tác dụng của hạt kiều mạch cũng giúp phòng ngừa các tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch nhờ có nguồn chất rutin tự nhiên dồi dào.
2.5 Ngăn chặn bệnh tiểu đường
Tác dụng của hạt kiều mạch có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu. Một số loại carbohydrates hòa tan có trong kiều mạch như fagopyritol và D-chiro-inositol có thể làm tăng độ nhạy của các tế bào cùng với insulin – một hormone giúp chất này hấp thụ đường từ máu. Đó là lý do kiều mạch trở thành sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những bệnh nhân tiểu đường.
2.6 Cải thiện stress
Hạt kiều mạch có tác dụng cải thiện stress và xoa dịu tinh thần khá hữu hiệu. Điều này là bởi lượng vitamin B từ hạt sẽ đảm nhiệm vai trò ức chế hoạt động của homocysteine, từ đây giúp thư giãn dây thần kinh, giảm căng thẳng.
Xem thêm: Nên và không nên ăn thực phẩm nào để sớm ‘đánh bay’ stress, lấy lại tinh thần yêu đời?
2.7 Tốt cho làn da, mái tóc
Bên cạnh các nhóm chất chống oxy hóa, lượng vitamin E được tìm thấy trong kiều mạch cũng là thành tố quan trọng hạn chế nguy cơ hình thành nếp nhăn sớm. Chưa hết, tác dụng của kiều mạch còn cung cấp lượng protein dồi dào, rất quan trọng cho sự tăng trưởng tóc bình thường.
3. Hướng dẫn cách sử dụng hạt kiều mạch
Trong Đông y, kiều mạch thường được sao vàng, tán bột rồi sắc nước uống. Theo đó, tùy theo thể trạng và chỉ định từ thầy thuốc, mỗi lần uống 10 – 15g, ngày uống 2 lần với nước sôi còn ấm sẽ giúp điều trị chứng đầy bụng, tiêu chảy, mụn nhọt, bạch đới và kiết lỵ.
Tuy nhiên, như đã chia sẻ, hạt kiều mạch vừa có tác dụng như một dược liệu quý, vừa được tận dụng làm nguyên liệu ẩm thực. Với hạt kiều mạch, chúng ta dễ dàng kết hợp với các loại thực phẩm khác để tạo ra nhiều món ăn ngon, thức uống bổ dưỡng, chẳng hạn như:
3.1 Trà kiều mạch
Trà kiều mạch là một thức uống đã góp phần làm nên “tên tuổi” của hạt kiều mạch. Trên thực tế, nhiên liệu để sản xuất trà có thể gồm hạt, thân, lá và thậm chí cả hoa tam giác mạch nhưng với nguồn dưỡng chất phong phú, dồi dào nhất, trà từ hạt kiều mạch thường nổi tiếng hơn cả.
Xem thêm: Uống trà kiều mạch có tác dụng gì với sức khỏe khiến nhà nhà ‘phát sốt’ tìm mua?
3.2 Cháo kiều mạch
Nguyên liệu
- Hạt kiều mạch: 100g
- Gạo tẻ: 50g
- Thịt gà (phần ức hoặc phần đùi): 200 -250
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
Cách làm cháo kiều mạch
- Làm sạch thịt gà, sau đó đem hầm lấy nước gà, phần thịt đem xé nhỏ tùy thích.
- Vo sạch gạo tẻ, để ráo nước rồi hòa vào nước luộc gà để nấu cháo.
- Rửa sạch hạt kiều mạch, nên rang thơm hạt rồi mới trút vào cháo.
- Bật nhỏ lửa, hầm cháo trong khoảng 1 – 2 tiếng, nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp là có thể thưởng thức.
Xem thêm: Lên danh sách bữa ăn gia đình với các món ngon từ gà siêu ngon, dễ nấu tại nhà
3.3 Bánh kiều mạch
Nguyên liệu
- Hạt kiều mạch: 50 – 70g
- Bột mì: 100g
- Bột nở (không bắt buộc): 10g
- Dầu ô liu
- Đường cát trắng hoặc mật ong
Cách làm bánh kiều mạch
- Rửa sạch hạt kiều mạch, sau đó đem rang chín thơm từ 15 – 20 phút. Khi hạt chín, lấy cán vỡ để trộn với bột bánh.
- Hòa tan bột mì và bột nở, trút hạt kiều mạch vào, thêm chút mật ong vào, khuấy tan đều.
- Bắc chảo lên bếp, cho chút xíu dầu ô liu, lần lượt múc bột vào chiên, lật bánh chín đều là có những chiếc pancake để thưởng thức.
3.4 Hạt kiều mạch xào rau củ
Nguyên liệu
- Hạt kiều mạch: 100 – 150g
- Cà rốt: 1 củ
- Bông cải xanh (không bắt buộc): 50 – 70g
- Bắp ngọt (bắp Mỹ): 100g
- Hành tím
- Hành tây
- Rau mùi (ngò rí)
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
Cách nấu hạt kiều mạch xào rau củ
- Rửa sạch hạt kiều mạch, sau đó trút vào nồi và luộc chín trong khoảng 7 – 10 phút.
- Gọt vỏ cà rốt, bào sợi mỏng hoặc cắt miếng hạt lựu tùy thích.
- Ngâm rửa sạch bông cải xanh, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- Rửa sạch bắp, rồi tách hạt.
- Phi thơm hành tím, hành tây, tiếp đến trút bông cải xanh và cà rốt vào xào trước, đảo đều khoảng 3 – 5 phút thì trút hạt bắp vào, cuối cùng là hạt kiều mạch. Duy trì đảo thêm khoảng 5 – 7 phút nữa, nêm nếm gia vị và có thể tắt bếp để thưởng thức.
Xem thêm: ‘Bật mí’ đến bạn 11 món ngon từ cà rốt nhất định phải thử Tết này
4. Một số lưu ý an toàn khi dùng hạt kiều mạch
Hạt kiều mạch được xếp vào nhóm hạt giàu chất dinh dưỡng và khá lành tính. Song để giúp bạn tận dụng tác dụng của hạt kiều mạch một cách hiệu quả nhất, xin “nhắc nhở” một vài lưu ý nhỏ sau:
4.1 Tránh ăn quá nhiều
Dù sử dụng hạt kiều mạch để pha chế trà hay đem chế biến các món ăn, lời khuyên là bạn chỉ nên dùng từ 100 – 150g hạt mỗi lần, tránh ăn quá nhiều, dẫn tới không hấp thu được đa dạng thực phẩm.
4.2 Không dùng hạt ẩm mốc
Sau khi mua hạt kiều mạch về, bạn cần chú ý bọc kín hạt bằng giấy, cất trữ trong vật đựng bằng thủy tinh tối màu, nhằm hạt chế bị ẩm mốc. Nếu quan sát thấy có các đốm mốc, vị đắng nồng thì phải ngưng dùng ngay.
4.3 Không ăn hạt khi có tiền sử dị ứng
Cho tới nay tỉ lệ bị dị ứng hạt kiều mạch tương đối nhỏ nhưng nếu bạn từng có tiền sử dị ứng bất cứ thực phẩm nào, đặc biệt là các loại hạt thì phải thận trọng khi dùng hạt kiều mạch. Trường hợp thấy đau rát họng, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy thì cần tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Xem thêm: Vì sao thường xuyên bị nổi mẩn ngứa? Đây là cách khắc phục hiệu quả không phải ai cũng biết
5. Thành phần dinh dưỡng của hạt kiều mạch
Kiều mạch không chứa gluten như các loại lúa mạch nhưng kiều mạch chứa nhiều carbohydrates, protein. Đồng thời chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất khác cũng được tìm thấy nhiều trong loại hạt này.
Dưới đây là một số chất dinh dưỡng điển hình được tìm thấy trong 100g kiều mạch (phần ăn được):
- Nước: 9.75 g
- Năng lượng: 343 KCal
- Chất đạm: 13.2 g
- Chất béo: 3.4 g
- Chất xơ: 10 g
- Canxi: 18 mg
- Magie: 6231 mg
- Photpho: 347 mg
- Kali: 460 mg
- Vitamin C: 11 mg
- Vitamin B6: 0.2 mg
Với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, kiều mạch được xem như một loại thực phẩm thần kỳ, được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày nhằm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng của hạt kiều mạch không chỉ giúp chữa bệnh mà còn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.