Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Khám phá 7 tác dụng của rong biển khô với sức khỏe

(VOH) – Khác với rong biển tươi, bạn sẽ không phải ‘ái ngại’ về vị tanh nồng khi sử dụng rong biển khô. Vậy tác dụng của rong biển khô với sức khỏe có gì đặc biệt? Cùng điểm qua trong bài viết nhé.

Rong biển khô thực chất chính là một thành phẩm được chế biến trực tiếp từ lá rong biển tươi – phần lớn là rong biển xoắn. Sau khi thu hoạch, nhà sản xuất sẽ làm sạch và thực hiện sấy khô rong biển tươi theo quy trình chuyên biệt, cho ra đời các loại rong biển khô dùng nấu canh hoặc rong biển khô để cuộn cơm,…

kham-pha-7-tac-dung-cua-rong-bien-kho-voi-suc-khoe-voh-0
Rong biển khô được sản xuất trực tiếp từ rong biển tươi (Nguồn: Internet)

1. Tác dụng của rong biển khô với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng của rong biển khô không khác biệt nhiều so với rong biển tươi, đặc biệt chúng ta có thể cất trữ và sử dụng loại rong biển này trong thời gian khá dài. Dưới đây là một số tác dụng của rong biển khô với sức khỏe có thể bạn chưa biết:

1.1 Phòng chống bướu cổ

Rong biển khô được xếp vào nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng lớn i-ốt – nhóm khoáng chất rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Cụ thể, dưỡng chất này sẽ kích thích sản sinh hormone tri-iodothyronin và thyroxin, hỗ trợ phòng chống bệnh bướu cổ hay suy tuyến giáp.

Xem thêm: Cẩm nang về bệnh bướu cổ: từ biên pháp điều trị đến chế độ ăn uống

1.2 Củng cố xương chắc khỏe

Bên cạnh i-ốt, rong biển khô còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng dồi dào các khoáng chất mangan và đồng. Đây đều là những thành tố quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tế bào xương mới, góp phần tăng mật độ khoáng xương và củng cố xương chắc khỏe, dẻo dai.

1.3 Tác dụng của rong biển khô giúp kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa fucoxanthin được tìm thấy trong rong biển có khả năng ngăn ngừa tình trạng kháng insulin xảy ra, đảm bảo điều hòa hoạt động chuyển hóa đường glucose vào máu. Từ đây giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Nếu không muốn ‘ôm’ bệnh tiểu đường suốt đời thì bạn nên biết những điều này trước khi quá muộn

1.4 Hỗ trợ giảm cân

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng calo của rong biển khô tương đối thấp, trung bình 100g chỉ chứa khoảng 350kcal. Vì thế, nếu bạn đang lên kế hoạch giảm cân thì có thể lựa chọn các món ăn từ rong biển khô để thêm vào chế độ dinh dưỡng.

kham-pha-7-tac-dung-cua-rong-bien-kho-voi-suc-khoe-voh-1
Bạn có thể thêm rong biển khô trong chế độ giảm cân (Nguồn: Internet)

1.5 Tốt cho hệ tiêu hóa

Rong biển khô được biết đến như một thực phẩm lành mạnh và tốt cho hệ tiêu hóa. Theo đó, các dưỡng chất như agar, carrageenan hay fucoidans từ rong biển có đặc tính như những prebiotic, chúng trở thành nguồn “thức ăn” nuôi lợi khuẩn đường ruột, thúc đẩy các hoạt động hấp thu cũng như chuyển hóa thực phẩm diễn ra hiệu quả.

Xem thêm: 12 loại thực phẩm bạn nên ăn nếu muốn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

1.6 Bổ sung chất chống oxy hóa

Có thể nói rong biển khô là nguồn cung cấp đa dạng nhóm chất chống oxy hóa quý giá, điển hình như flavonoid và carotenoid. Những dưỡng chất này khi vào cơ thể sẽ đảm nhiệm vai trò bảo vệ tế bào không bị các gốc tự do tấn công, làm chậm quá trình oxy hóa và giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh ung thư.

1.7 Tốt cho tim mạch

Bổ sung rong biển khô trong khẩu phần ăn hàng ngày là cách giúp bạn chủ động phòng tránh các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Bởi nhóm chất fucan do rong biển cung cấp có thể ngăn chặn sự tích tụ cholesterol xấu ở thành mạch, giảm tắc nghẽn động mạch và nguy cơ bị đột quỵ, trụy tim.

Xem thêm: Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ tái phát?

2. Cách chế biến rong biển khô

Không chỉ thuộc nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, rong biển khô còn được nhiều gia đình ưa thích bởi tính tiện lợi và có thể làm nguyên liệu của vô vàn món ăn ngon. Cách chế biến rong biển khô đơn giản nhất thường là ngâm nước để nấu canh rong biển hoặc dùng trực tiếp cuộn cơm.

kham-pha-7-tac-dung-cua-rong-bien-kho-voi-suc-khoe-voh-2
Rong biến khô là nguyên liệu của khá nhiều món ngon (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, với một số món ăn dưới đây, bạn hãy thử “biến tấu” cùng rong biển khô xem sao nhé:

  • Rong biển cháy tỏi
  • Bánh bột nếp rong biển
  • Ức gà cuộn rong biển
  • Chả tôm rong biển

Xem thêm: 10 cách chế biến rong biển ‘ngon ngất ngây’ khiến cả nhà mê mẩn từ lần đầu

3. Một số lưu ý cần biết khi ăn rong biển khô

Để đảm bảo an toàn sức khỏe và hạn chế mắc phải những tác hại của rong biển, trong quá trình sử dụng rong biển khô, đừng quên thực hiện một số lưu ý này:

  • Không nên ăn quá nhiều, mỗi bữa dùng khoảng 30 - 50g là hợp lý nhất, tránh bị dư thừa i-ốt cùng tình trạng đầy bụng khó tiêu.
  • Nếu sử dụng rong biển khô loại nấu canh, chỉ nên ngâm khoảng 15 – 20 phút, tránh ngâm quá lâu.
  • Sau khi chế biến các món ăn từ rong biển khô, nên dùng càng sớm càng tốt, tránh cất trữ trong tủ lạnh quá lâu.
  • Hạn chế lựa chọn các sản phẩm rong biển khô có tẩm ướp quá nhiều phụ gia thực phẩm. 

4. Thành phần dinh dưỡng của rong biển khô

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoảng 100g rong biển khô như sau:

  • Năng lượng: 350kcal
  • Vitamin A: 29% giá trị hàng ngày
  • Vitamin B2: 7% giá trị hàng ngày
  • Vitamin B9: 10% giá trị hàng ngày
  • Vitamin C: 18% giá trị hàng ngày
  • Mangan: 14% giá trị hàng ngày

Rong biển cũng chứa một lượng nhỏ vitamin K và vitamin E, cùng với kẽm, natri, canxi và magiê. 

Giống như rong biển tươi, rong biển khô cũng đã trở thành nguyên liệu ẩm thực khá quen thuộc với các gia đình Việt, vừa góp phần tạo nên hương vị thơm ngon, độc đáo cho các món ngon, vừa mang tới nhiều dưỡng chất quý giúp cải thiện sức khỏe hữu hiệu.

Bình luận