Chờ...

10 tác dụng của hoa đậu biếc và cách dùng tốt cho sức khỏe

(VOH) – Đậu biếc không chỉ là một loài hoa đẹp mà còn được sử dụng trong ăn, uống, thậm chí là làm thuốc. Vậy tác dụng của hoa đậu biếc là gì?

Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống, hoặc làm nguyên liệu tạo màu sắc cho món ăn, nhưng hơn hết những hoạt chất có trong hoa đậu biếc lại vô cùng hữu ích cho sức khỏe con người.

1. Tìm hiểu về hoa đậu biếc

Đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Cây có nguồn gốc từ vùng Caribe, miền Trung Mỹ và Mexico. Sau đó được trồng nhiều ở Ấn Độ để ứng dụng vào Y học cổ truyền và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây được trồng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Đậu biếc thuộc loại cây leo, thân thảo sống lâu năm, thân và cành mảnh có lông. Chiều cao của cây có thể lên đến 10m. Lá cây đậu biếc có hình bầu dục và nổi gân khá rõ, lá có màu xanh khi còn non và chuyển màu nâu lúc về già.

tac-dung-cua-hoa-dau-biec-voh-0
Hoa đậu biếc là loài hoa vừa đẹp vừa có công dụng chữa bệnh (Nguồn: Internet)

Hoa đậu biếc thường mọc thành từng chùm, có màu màu xanh tím đặc trưng. Loại hoa này còn được gọi với một cái tên khác là hoa đậu tím. Ngoài mục đích trồng làm cảnh, hoa đậu biếc còn được trồng để làm thuốc chữa bệnh.

Hoa đậu biếc được tiêu thụ dưới 2 hình thức, đó là hoa đậu biếc tươi và hoa đậu biếc khô.

2. Hoa đậu biếc có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, mỗi bộ phận của cây đậu biếc đều chứa rất nhiều hoạt chất có ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, hoa đậu biếc được sử dụng phổ biến nhất bởi chứa nhiều hoạt chất có lợi, điển hình là hoạt chất anthocyanin – flavonoid nhất giúp mang đến những lợi ích sức khỏe.

Dưới đây là những tác dụng của hoa đậu biếc:

2.1 Giảm cân

Thưởng thức trà hoa đậu biếc sau bữa ăn là cách giúp bạn giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Trong hoa đậu biếc có chứa hợp chất catechin EGCG (epigallocatechin gallate), giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, từ đó làm cho calories trong cơ thể được đốt cháy nhanh hơn.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc còn có đặc tính chống viêm và lợi tiểu nên có thể giúp thanh lọc cơ thể, giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm cân.

2.2 Trị mất ngủ

Một trong những tác dụng của hoa đậu biếc là khả năng giúp người mất ngủ lâu ngày có lại được giấc ngủ ngon. Một số thành phần trong hoa đậu, điển hình như chất chống oxy anthocyanin có tác dụng thư giãn thần kinh giúp đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng, mà không hề gây nên tác dụng phụ.

Ngoài ra, uống trà hoa đậu biếc có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu và có hiệu quả trong việc chống trầm cảm.

2.3 Ngăn ngừa lão hóa sớm

Hoa đậu biếc có khả năng ngăn ngừa lão hóa sớm bằng cách kháng các gốc tự do gây hại. Hợp chất anthocyanin trong hoa đậu biếc cũng giúp cải thiện làn da bằng cách tăng lưu lượng máu và củng cố nang tóc.

Sử dụng trà được làm từ hoa đậu biếc thường xuyên còn tăng cường sản sinh elastin và collagen - những hợp chất giúp duy trì sự trẻ trung, ngừa nếp nhăn, tăng độ đàn hồi của da. Chất flavonoid có trong hoa đậu biếc cũng được chứng minh là giúp làm tăng collagen và độ đàn hồi của da.

2.4 Tăng cường hệ miễn dịch

Sử dụng trà hoa đậu biếc được xem một cách để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Hoạt chất anthocyanin có trong hoa đậu biếc có tác dụng ngăn ngừa tổn thương ADN và lipid peroxidation, thúc đẩy quá trình sản sinh cytokine tốt cho hệ miễn dịch.

Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng để vượt qua giai đoạn dịch nCoV một cách an toàn

2.5 Duy trì sức khỏe đôi mắt

tac-dung-cua-hoa-dau-biec-voh-1
Chất proanthocyanidin trong hoa đậu biếc có thể giúp bảo vệ đôi mắt (Nguồn: Internet)

Sử dụng hoa đậu biếc cũng rất hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt. Chất proanthocyanidin trong hoa đậu biếc có chức năng tăng lưu lượng máu đến mao mạch của mắt, từ đó giúp hỗ trợ điều trị tình trạng tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hoặc mắt bị mờ.

2.6 Kiểm soát đường huyết

Tác dụng của hoa đậu biếc sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết và lượng glucose trong máu. Hoa đậu biếc còn ức chế sự hấp thụ glucose từ thực phẩm nên có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Ngoài ra, sử dụng hoa đậu biếc còn khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng từ bệnh tiểu đường.

2.7 Tốt cho tim mạch

Chất chống oxy hóa anthocyanin trong hoa đậu biếc vừa có tác dụng chống lại chứng viêm vừa có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

2.8 Chống oxy hóa

Trà hoa đậu biếc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc tương đương với trà xanh, có khả năng loại bỏ các gốc tự do có thể gây viêm mãn tính và phòng chống một số bệnh khác như ung thư.

Ngoài ra, uống trà từ hoa đậu biếc thường xuyên còn giúp loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể, thải độc cho gan và giải nhiệt cơ thể hiệu quả.

2.9 Cải thiện trí nhớ

Tác dụng của hoa đậu biếc có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức. Chất proanthocyanidin trong loài hoa này có thể giúp tăng lưu thông máu não, cũng như tăng khả năng nhận thức và trí nhớ.

Ngoài ra, trong hoa đậu biếc cũng chứa chất acetylcholine, đây là một hợp chất chịu trách nhiệm giao tiếp hiệu quả giữa các tế bào thần kinh, giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ và các vấn đề liên quan đến não khác.

2.10 Ngừa ung thư

Hoạt chất nucleotide trong bông biếc tím có công dụng cung cấp chất chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do gây hại, từ đó ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường hồng cầu trong máu để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

3. Bà bầu uống trà hoa đậu biếc được không?

Có thể nói hoa đậu biếc khá lành tính và tốt cho sức khỏe nên phù hợp với tất cả lứa tuổi khác nhau, trong đó có có phụ nữ mang thai.

Đây là loại trà thích hợp cho bà bầu nhâm nhi, vừa đem lại tinh thần sảng khoái vừa được nhiều lợi ích sức khỏe như: phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, tăng cường sức đề kháng, giúp da dẻ mịn màng, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi...

Tuy nhiên, vì hoa đậu biếc có tính hàn nên phụ nữ mang thai chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ và vừa phải. Không nên dùng thường xuyên vì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Trà hoa đậu biếc giúp dễ ngủ, giảm cân, thanh lọc cơ thể... nhưng bà bầu uống trà hoa đậu biếc được không?

4. Hoa đậu biếc tác hại thế nào?

tac-dung-cua-hoa-dau-biec-voh-2
Chỉ nên xem chúng như một loại thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe (Nguồn: Internet)

Mặc dù tác dụng của hoa đậu biếc tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn chỉ nên xem chúng như một loại thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Không nên lạm dụng, sử dụng quá liều lượng vì loại hoa này cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng sức khỏe nếu bạn dùng sai cách, chẳng hạn như:

  • Ảnh hưởng đến thực quả hệ tiêu hóa và răng lợi
  • Dễ bị bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim
  • Phụ nữ mang thai sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi
  • Khiến bệnh trở nặng

Xem thêm: Những tác hại của hoa đậu biếc ai cũng cần biết để tránh 'rước họa vào thân'

5. Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không?

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên sử dụng hoa đậu biếc đúng liều lượng. Theo đó, bạn chỉ nên uống 1 - 2 ly trà hoa đậu biếc mỗi ngày. Có 2 cách pha trà hoa đậu biếc đơn giản như sau:

5.1 Cách pha trà hoa đậu biếc tươi

Nếu sử dụng hoa đậu biếc tươi, bạn chỉ cần ngâm khoảng 8 – 10 bông hoa trong nước nóng với nhiệt độ là 75 độ C (nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút) trong vòng 15 phút, màu của cánh hoa sẽ hòa vào nước tạo ra một màu xanh đẹp mắt. Bạn đổ hợp hợp qua rây để lọc bỏ bã và sử dụng phần nước trà để uống.

Với cách pha trà này, bạn có thể kết hợp cùng với nhiều hương liệu, thảo mộc khác để tăng thêm hương vị cho đồ uống. Chẳng hạn như: trà hoa đậu biếc với nước chanh, trà hoa đậu biếc mật ong, trà sữa đậu biếc, trà hoa đậu biếc Macchiato...

5.2 Cách pha trà hoa đậu biếc khô

Ngoài việc sử dụng hoa đậu biếc tươi, bạn có thể sử dụng trà hoa đậu biếc khô để pha trà. Ưu điểm trà hoa đậu biếc khô là để được lâu dài, đóng gói và bảo quản dễ dàng.

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm trà hoa đậu biếc khô tại các cửa hàng uy tín hoặc thực hiện sấy khô từ hoa đậu biếc tươi tại nhà theo cách sau: chọn những bông hoa mới nở rộ, rải đều lên một cái nia hay mâm sạch và đem ra ngoài trời để phơi từ 1-2 ngày là được.

Tuy nhiên, dưới ánh nắng mặt trời thì hoa đậu biếc tươi rất dễ bị phai màu. Do đó, bạn có thể sử dụng máy sấy thực phẩm để làm khô hoa, vừa giúp giữ được màu sắc vốn có vừa bảo đảm được hương vị thơm ngon nhất.

Cách pha trà hoa đậu biếc khô bạn thực hiện tương tự như cách pha trà hoa đậu biếc tươi. Hiện nay thì giá hoa đậu biếc khô trung bình từ 1 triệu - 1,5 triệu đồng/kg.

tac-dung-cua-hoa-dau-biec-voh-6
Cách pha trà hoa đậu biếc khô đúng cách ( Nguồn: Internet )

6. Cách uống trà hoa đậu biếc đúng cách

Để phát huy tối đa những lợi ích sức khỏe mà trà hoa đậu biếc mang lại thì bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau để làm cho trà được thơm ngon và không bị mất chất dinh dưỡng:

  • Không pha trà với nước quá nóng hoặc nước nguội
  • Khi trà hãm quá lâu thì không nên sử dụng
  • Không dùng trà làm tráng miệng sau mỗi bữa ăn vì sẽ dễ mắc các chứng bệnh như đầy bụng, khó tiêu.
  • Không uống trà cùng với thuốc
  • Không nên uống quá nhiều trong một ngày
  • Không uống trà hoa đậu biếc thay nước lọc
  • Khi đói không nên uống

Nhiều người thường thắc mắc liệu uống hoa đậu biếc lúc nào là tốt nhất, sau đây là cách uống trà hoa đậu biếc đúng cách mà bạn nên áp dụng khi sử dụng loại trà này:

  • Uống khoảng 1-2 tách trà/ ngày được pha một cách vừa phải
  • Mỗi lần uống chỉ nên uống từ 300 - 500ml.
  • Thời gian uống trà hoa đậu biếc tốt nhất là vào khoảng 15h - 17h sẽ phát huy tối đa công dụng của trà hoa đậu biếc mang lại.

7. Làm sao để bảo quản hoa đậu biếc được lâu?

Như đã nói, hoa đậu biếc tươi rất khó bảo quản, dễ dập, héo nhanh. Hơn nữa, không phải lúc nào bạn cũng có thể mua được loài hoa này để sử dụng vì nó cũng nở theo mùa. Do đó, tốt nhất là bạn nên mua hoa đậu biếc khô hoặc mua hoa tươi về rồi dùng phương pháp sấy khô, cất dùng dần nếu muốn dùng quanh năm. 

Ngoài ra, khi chọn hoa bạn cần lưu ý, nên chọn những bông có màu xanh dương đậm, ở đầu cánh hoa hơi ngả sang màu tím rồi nhạt dần ở cuống, bởi đó là những bông hoa đậu biếc chất lượng nhất.

8. Món ngon từ hoa đậu biếc

Tác dụng của hoa đậu biếc không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà loại hoa này còn là nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn hoặc thức uống bởi hương vị thơm ngon và lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe người dùng.

tac-dung-cua-hoa-dau-biec-voh-3
Xôi hoa đậu biếc đẹp mắt, hấp dẫn (Nguồn: Internet)

Bạn có thể sử dụng hoa đậu biếc tươi hoặc làm hoa đậu biếc khô để chế biến thực phẩm bổ dưỡng này như xôi hoa đậu biếc, bánh trôi hoa đậu biếc, thạch rau câu hoa đậu biếc, sữa chua hoa đậu biếc... hay làm nước giải nhiệt từ hoa đậu biếc, trà hoa đậu biếc...

Xem thêm: Ở nhà tầm này sao bạn không thử trổ tài với những thức uống, món ăn từ hoa đậu biếc!

9. Thành phần dinh dưỡng của hoa đậu biếc

Theo một số nghiên cứu cho biết, thành phần hóa học chứa trong hoa đậu biếc vô cùng đa dạng.

Trong hoa đậu biếc chứa nhiều chất nhựa glycosid và este. Bên cạnh đó, loài hoa này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid và hoạt chất Clioxide cùng các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: vitamin A, vitamin B2, B3, B4, vitamin C...

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tác dụng của hoa đậu biếc. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về một loài hoa vừa đẹp và vừa mang đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.  

Bình luận