Chờ...

Uống nước ấm có tác dụng gì? 10 lợi ích không hẳn ai cũng biết

(VOH) – Không phải là thức uống ‘thần thánh’ gì nhưng lựa chọn dùng nước ấm mỗi ngày lại mang đến cho bạn vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Vậy uống nước ấm có tác dụng gì?

Phần lớn chúng ta đều hiểu rằng thói quen bổ sung đầy đủ lượng nước lọc hàng ngày để lại rất nhiều ảnh hưởng tích cực tới các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, điều cần đặc biệt lưu ý đó là các chuyên gia sức khỏe thường khuyến cáo uống nước ấm thay vì nước lạnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lý do vì sao cần tham khảo thực hiện lời khuyên này cũng như giải đáp các tác dụng của nước ấm mà ít ai biết đến.

1. Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Nhiệt độ nước ấm dao động từ 35 – 50 độ C và bạn có thể dễ dàng đánh giá mức nhiệt thông qua việc chạm vào bề mặt của ly. Theo đó, duy trì đều đặn uống nước ấm có tác dụng phòng ngừa và cải thiện các vấn đề sức khỏe như:

1.1 Nuôi dưỡng tế bào

Nước chiếm tới hơn 70% trọng lượng cơ thể, hiện diện ở hầu khắp cơ quan. Chính vì thế, bổ sung nước hay nước ấm một lượng hợp lý, đúng cách được xem như yếu tố quan trọng giúp vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng từng tế bào trong cơ thể.

uong-nuoc-am-co-tac-dung-gi-10-loi-ich-khong-han-ai-cung-biet-voh-0
Nước hay nước ấm sẽ vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng tế bào ở khắp các cơ quan của cơ thể (Nguồn: Internet)

1.2 Lưu thông khí huyết

Một trong những tác dụng của nước ấm luôn được đánh giá cao đó là thúc đẩy dòng tuần hoàn máu và đảm bảo lưu thông khí huyết. Lúc này, độ ấm của nước lọc sẽ ngăn chặn nguy cơ tích tụ máu ở thành mạch, hạn chế tắc nghẽn, từ đây giảm thiểu tối đa tỉ lệ mắc các bệnh mạch vành nghiêm trọng.

Xem thêm: Các loại thực phẩm tốt nhất để tăng lưu lượng và tuần hoàn máu, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch

1.3 Giảm căng thẳng

Không chỉ đảm nhận nhiệm vụ luân chuyển máu và oxy đi khắp cơ thể, nước ấm còn có đặc tính hạ thấp nồng độ hormone cortisol trong máu. Sự điều chỉnh này có thể xoa dịu cảm giác lo lắng, căng thẳng thần kinh, giúp bạn thư giãn tinh thần.

1.4 Kích thích tiêu hóa

Rất nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng uống nước ấm góp phần không nhỏ trong việc cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Cụ thể, nước ấm hoạt động như một “chất bôi trơn” ở đường ruột, hỗ trợ làm mềm thực phẩm để chúng dễ dàng di chuyển từ thực phẩm xuống dạ dày.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang đối mặt với chứng táo bón dai dẳng thì đừng quên dùng một ly nước ấm nhỏ trước mỗi lần đại tiện trong ngày nhằm sớm khắc phục.

Xem thêm: Áp dụng cách này, chứng táo bón sẽ tự ‘rời xa’ bạn ngay mà không cần phải ‘đuổi’

1.5 Ổn định thân nhiệt

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta được “nhắc nhở” nên ưu tiên uống nước ấm. Điều này là bởi mức nhiệt của nước khá tương đồng với thân nhiệt bình thường, không gây nên tình trạng sốc nhiệt hay làm tổn hại tới khả năng miễn dịch của cơ thể.

1.6 Tác dụng của uống nước ấm giảm cân

Có thể bạn chưa biết tác dụng của uống nước ấm thực sự giúp ích cho “công cuộc” giảm cân và lấy lại vóc dáng thon gọn. Nước ẩm có khả năng đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa chất béo, ngăn chặn “tồn đọng” mỡ dư thừa ở vùng bụng vô cùng hữu hiệu.

uong-nuoc-am-co-tac-dung-gi-10-loi-ich-khong-han-ai-cung-biet-voh-1
Uống nước ấm sẽ giúp kế hoạch giảm cân sớm thành công (Nguồn: Internet)

1.7 Hỗ trợ bài tiết độc tố

Bất cứ quá trình bài tiết độc tố nào ở tế bào gan hoặc thận đều cần tới sự giúp sức của nước và hơn hết là nước ấm. Các phân tử nước ấm dễ dàng thẩm thấu qua màng lọc lipid kép, “cuốn” các chất độc để đào thải ra bên ngoài.

Xem thêm: 4 loại nước thanh nhiệt bạn nên uống ngay để không lo nóng trong người, khô họng, tiểu ít

1.8 Tốt cho hệ hô hấp

Uống nước ấm có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp, nhất là với cổ họng trong những ngày thời tiết chuyển lạnh. Nhờ sức ấm của nước, dịch nhầy ở khu vực tai mũi họng sẽ loãng ra, hạn chế hình thành đờm gây tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm đường hô hấp.

1.9 Uống nước ấm có tác dụng làm đẹp da

Để nuôi dưỡng một làn da căng sáng cũng như phòng ngừa hiện tượng lão hóa sớm, nước ấm là thức uống tự nhiên mà bạn nhất định không nên bỏ sót. Vừa cung cấp đủ nước cho làn da, nước ấm vừa đẩy bã nhờn bám ở lớp biểu bì da, tăng độ đàn hồi và săn chắc của làn da.

Xem thêm: Lên lịch uống nước ấm giảm cân và làm đẹp da

1.10 Làm dịu cơn đau bụng kinh

Như đã chia sẻ, khí huyết có thể sẽ lưu thông “trơn tru” nếu chúng ta uống nước ấm hàng ngày. Thói quen lành mạnh này đặc biệt rất tốt với chị em phụ nữ đang ở thời kì kinh nguyệt bởi nước ấm giúp tử cung co thắt nhịp nhàng, đưa máu kinh ra ngoài dễ dàng hơn và làm dịu các cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới.

2. Nên uống nước ấm khi nào tốt?

Theo khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta nên bổ sung ít nhất 2 lít nước cho cơ thể nhằm phòng chống hiện tượng thiếu nước và mất nước. Do đó, trên thực tế, uống nước ấm vào bất cứ khi nào trong ngày đều tốt cho sức khỏe nhưng hãy đảm bảo không bỏ qua 2 “thời điểm vàng” sau:

2.1 Uống nước ấm mỗi sáng

Vào buổi sáng, sau khi thức giấc, hãy uống một ly nước ấm hoặc uống nước ấm mật ong (thêm nước cốt chanh tùy thích) để “đánh thức” toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Hơn nữa, uống nước ấm mỗi sáng chính là cách bù đắp lượng nước thiếu hụt trong cả một đêm dài, đem đến cho bạn cảm giác sảng khoái và tràn đầy năng lượng khởi đầu ngày mới.

uong-nuoc-am-co-tac-dung-gi-10-loi-ich-khong-han-ai-cung-biet-voh-2
Uống nước ấm mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn khởi đầu ngày mới tươi tắn hơn (Nguồn: Internet)

2.2 Uống nước ấm trước khi đi ngủ

Uống nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp bạn tận dụng hiệu quả các lợi ích sức khỏe mà nước đem lại. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên uống nước trước giờ đi ngủ từ 45 phút – 1 tiếng, tránh tình trạng đi tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.

Duy trì uống đủ nước mỗi ngày là điều mà mỗi chúng ta đều phải lưu tâm và nghiêm túc thực hiện, song quan trọng hơn cả, hãy tạo cho bản thân thói quen uống nước ấm để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất bạn nhé!