Tiêu điểm: Nhân Humanity

Buồn nôn nên ăn gì và uống gì để khắc phục hiệu quả?

(VOH) – Khi cảm thấy có dấu hiệu ‘sóng cuộn’ ở dạ dày và phía sau họng thì dường như bạn đang phải trải qua trạng thái buồn nôn vô cùng khó chịu. Lúc này, buồn nôn nên ăn gì và uống gì để xoa dịu?

Buồn nôn là cảm giác thường xuất hiện trước khi nôn song cũng có trường hợp buồn nôn mà không nôn được. Theo đó, triệu chứng buồn nôn không “đại diện” cho một bệnh lý nhất định, bởi đó có thể là ảnh hưởng từ tình trạng rối loạn tiêu hóa, say xe, dấu hiệu thai nghén hay do dư thừa và thiếu hụt các chất dinh dưỡng,…Tuy nhiên, dù nguyên do thế nào, chúng ta cũng cần chủ động làm dịu cảm giác này để cơ thể không trở nên mệt mỏi.

1. Buồn nôn nên ăn gì?

Trạng thái buồn nôn sẽ khiến bạn mất đi hứng thú với việc ăn uống. Song thực tế, theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, hãy cố gắng tiếp nạp một lượng nhỏ các thực phẩm dưới đây để sớm “giải tỏa” cảm giác buồn nôn:

1.1 Quả chuối

Nếu cơn buồn nôn đang “trực chờ” thì ăn thêm một quả chuối chín nhỏ với hương thơm dịu là liệu pháp cải thiện nhất định nên thử qua. Đặc biệt, hấp thu lượng khoáng chất dồi dào từ chuối (điển hình như kalivi chất sắt) cũng góp phần không nhỏ ngăn ngừa nguy cơ buồn nôn chóng mặt.  

buon-non-nen-an-gi-va-uong-gi-de-khac-phuc-hieu-qua-voh-0
Hương thơm của chuối chín sẽ cải thiện cảm giác buồn nôn (Nguồn: Internet)

1.2 Quả bơ

Quả bơ được xếp vào nhóm thực phẩm giảm buồn nôn khá hữu hiệu, nhất là ở các mẹ bầu đang trong giai đoạn ốm nghén. Điều này bởi hàm lượng lớn vitamin B6 từ bơ có khả năng xoa dịu cảm giác cồn cào, nôn nao và chống buồn nôn.

Xem thêm: Gợi ý bạn 9 món ngon từ bơ, chỉ cần nhìn là thèm! 

1.3 Quả việt quất

Mang vị chua dịu khác biệt, quả việt quất là một gợi ý cực kì lý tưởng giúp bạn vượt qua hiện tượng buồn nôn dễ dàng hơn. Ngoài ra, hoạt chất chống oxy hóa cùng các vitamin được tìm thấy trong việt quất còn hỗ trợ tái tạo năng lượng cho cơ thể, khắc phục tình trạng đuối sức và mệt mỏi.

1.4 Quả táo

Quả táo cũng thuộc danh sách trái cây giàu vitamin và phù hợp mà bạn có thể bổ sung nếu đang bị chứng buồn nôn “làm phiền”. Tuy nhiên, những lúc thế này, bạn nên gọt bỏ vỏ táo, tránh trường hợp cảm thấy “lợn cợn” ở họng, gia tăng cảm giác buồn nôn.

buon-non-nen-an-gi-va-uong-gi-de-khac-phuc-hieu-qua-voh-1
Táo ngọt giòn làm giảm triệu chứng nôn nao, buồn nôn (Nguồn: Internet)

1.5 Cháo dinh dưỡng

Các món ăn ấm nóng như cháo dinh dưỡng chính là lựa chọn không thể thiếu khi bạn đang phải đối mặt với cảm giác buồn nôn. Cháo mềm ngọt, dễ nuốt, đảm bảo kết hợp được đa dạng thực phẩm và dưỡng chất, đồng thời giúp bạn hồi sức nhanh chóng.

Xem thêm: Tổng hợp 9 cách nấu cháo cho người ốm đơn giản, bổ dưỡng để nhanh chóng 'lại sức'

1.6 Bánh mì đen

“Nhấm nháp” một vài lát bánh mì đen thơm phức sẽ không gây kích ứng dây thần kinh khứu giác và vị giác, giảm thiểu đáng kể tình trạng buồn nôn chóng mặt. Hơn hết, nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng ăn bánh mì còn tác động tăng tiết men trypsin nhằm khắc phục triệu chứng say xe.

1.7 Các loại hạt

Cùng với bánh mì đen, nhâm nhi các loại hạt bổ dưỡng như hạt điều, hạt macca hay hạt óc chó,…cũng thường được khuyến khích. Thế nhưng, cần lưu ý rằng không ăn quá nhiều và liên tục, tránh tiếp nạp lượng lớn protein trong hạt dẫn tới chướng bụng khó tiêu.

2. Buồn nôn uống gì để khắc phục?

Bên cạnh bồi bổ trực tiếp các nhóm thực phẩm trên đây, nếu đang trải qua cảm giác buồn nôn, hãy thử tham khảo bổ sung một số thức uống lành mạnh được gợi ý sau:

2.1 Nước lọc ấm

Dùng một ly nước lọc ấm (với nhiệt độ nóng vừa phải từ 50 – 70 độ C) sẽ dung hòa lượng axit tồn đọng trong thực quản, xoa dịu hiệu quả tình trạng buồn nôn. Chưa hết, nếu bạn buồn nôn và đã nôn, nước ấm vừa làm sạch khoang miệng, giảm mùi thức ăn gây khó chịu, khiến não bộ không còn “liên tưởng” tới cảm giác muốn nôn ói.

Xem thêm: Uống nước lọc mỗi ngày nhưng bạn đã biết đến những công dụng này chưa?

2.2 Trà thảo mộc

Một tác dụng của các loại trà thảo mộc rất được đánh giá cao đó là hỗ trợ làm dịu cơn buồn nôn. Tùy theo sở thích và khẩu vị, bạn có thể lựa chọn trà bạc hà, trà hoa cúc, hoặc trà gừng để thưởng thức.  

2.3 Nước chanh mật ong

Không cần phải pha chế cầu kì, ly nước chanh ấm nóng với vị chua mát, hòa với vị ngọt dịu từ mật ong trở thành “cứu tinh” của bạn vào những lúc buồn nôn.

buon-non-nen-an-gi-va-uong-gi-de-khac-phuc-hieu-qua-voh-2
Nước chanh mật ong ấm nóng phù hợp với người đang buồn nôn (Nguồn: Internet)

2.4 Nước dừa

Trong danh sách các thức uống cần tăng cường uống nếu cơn buồn nôn “tìm tới” chắc chắn không thể thiếu nước dừa. Nước dừa ngọt tự nhiên, lại rất giàu khoáng chất nên đảm bảo cân bằng thể tích dịch trong cơ thể, giúp bạn “thoát khỏi” trạng thái nôn nao.

Xem thêm: Bạn sẽ nhận được 10 lợi ích sức khỏe này khi uống nước dừa đều đặn và đúng khoa học

3. Một số thực phẩm không nên dùng khi buồn nôn

Trong trường hợp hiện tượng buồn nôn không hề thuyên giảm, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các nhóm thực phẩm này:

3.1 Thực phẩm lên men

Những thực phẩm lên men nổi bật như kim chi, dưa muối hoặc hành muối,…thường không được khuyến khích dùng khi buồn nôn. Điều này là bởi quy trình lên men có thể sẽ tạo ra các vi khuẩn gây bất lợi cho đường ruột, khiến bạn muốn nôn ói.

3.2 Thực phẩm nhiều đường

Triệu chứng buồn nôn sẽ không được cải thiện khi bạn tiếp nạp lượng lớn thực phẩm nhiều đường, thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, tuyến tụy tiết ra lượng insulin vượt quá ngưỡng an toàn để chuyển hóa đường, dẫn tới hậu quả là hạ đường huyết sau ăn, làm bạn xây xẩm và rất buồn nôn.

3.3 Đồ uống có gas và cồn

Tuyệt đối không tiêu thụ đồ uống có gas và cồn như bia, rượu ở thời điểm này. Lượng cồn cùng các chất tạo ra khí gas như CO2 gây “quá tải” hoạt động chuyển hóa Acetaldehyde của gan, gây buồn nôn.

Xem thêm: ‘Bỏ túi’ 12 bí kíp giải rượu bia này đảm bảo bạn không còn say xỉn triền miên nữa

4. Các lưu ý khác cần biết nếu buồn nôn

Cùng với việc “tẩm bổ” đầy đủ, hợp lý các thực phẩm và thức uống, đừng quên lưu ý những khuyến cáo quan trọng dưới đây để sớm dứt cơn buồn nôn:

  • Ăn uống một lượng vừa đủ, tránh “nhồi nhét”.
  • Xoa ấm huyết ở cổ tay theo chuyển động tròn để thư giãn, giảm cẳng thẳng và giúp não bộ “quên” cảm giác buồn nôn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các mùi hương mạnh như nước hoa, thay vào đó hãy sử dụng các tinh dầu thiên nhiên dễ chịu như tinh dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà.
  • Với triệu chứng buồn nôn kéo dài từ 2 – 3 ngày, bạn cần sớm tới thăm khám tại các cơ sở tế, nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe và xác định chính xác bệnh lý đang mắc phải.

Có thể nói, buồn nôn là một trong những dấu hiệu “cảnh báo” sức khỏe bất thường rất phổ biến, đôi lúc dễ dàng khắc phục bằng chế độ ăn uống nhưng nếu biến chuyển nặng thì bạn không nên chủ quan. Vì thế, hãy nằm lòng các “nhắc nhở” trên đây để kịp thời xử trí nếu triệu chứng buồn nôn xuất hiện bạn nhé!  

Bình luận