Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

5 tác dụng của dưa muối đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn

(VOH) – Dưa muối là món ăn kèm dân dã, đầy sáng tạo của người Việt, chua chua giòn giòn, và cực kì ‘đưa cơm’. Đặc biệt, tác dụng của dưa muối với sức khỏe cũng được đánh giá cao đấy nhé!

Dưa muối hay dưa chua là món ăn được làm từ một hay nhiều loại rau củ quả, ướp tẩm với muối và một số gia vị khác, rồi ủ lên men vi sinh để tăng độ giòn và tạo vị chua. Có khá nhiều “phiên bản” dưa muối, bạn có thể làm dưa muối từ cải bẹ xanh, bắp cải, rau muống,... mỗi nguyên liệu sẽ đem đến hương vị rất riêng biệt.

1. Hướng dẫn cách làm dưa muối

Tùy theo nguồn nguyên liệu cũng như khẩu vị, mỗi gia đình sẽ lựa chọn cách làm dưa muối khác nhau. Nhưng nhìn chung, cách làm dưa muối đơn giản và phổ biến nhất phải kể tới dưa muối xổi và dưa muối nén.

5-tac-dung-cua-dua-muoi-doi-voi-suc-khoe-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-0
Dưa muối có thể làm từ nhiều nguyên liệu rau xanh, củ quả khác nhau (Nguồn: Internet)

1.1 Dưa muối nén

Dưa muối mặn hay dưa ghém, dưa muối nén có thời gian muối từ 13 – 15 ngày. Tuy nhiên dưa muối nén có thể cất trữ và sử dụng dài ngày.

Nguyên liệu

  • Cải bẹ xanh (hoặc loại rau củ tùy thích): 2 – 3kg
  • Muối hạt (muối tinh): 40g
  • Đường: 10 – 15g
  • Nước đun sôi: 1 lít

Cách làm dưa muối nén

  • Nhặt rau cải bẹ xanh, cắt bỏ rễ, lá già và lá sâu. Sau đó đem phơi khô dưới nắng khoảng 2 ngày để cải héo, sau đó mới mang đi rửa sạch rồi ngâm cải trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút để khử mùi hăng.
  • Tiến hành pha nước muối dưa, hòa tan muối và đường trong nước.
  • Xếp cải vào vại hoặc bình, sau đó trút nước muối đường vừa pha vào, đặt một tấm tre đan lên trên rồi nén dưa bằng vật nặng, bảo quản ở khô ráo, thoáng mát. Sau khoảng 15 ngày là sử dụng được.

1.2 Dưa muối xổi  

Đối với pháp làm dưa muối xổi hay dưa góp, bạn không cần phơi khô nguyên liệu trước, đồng thời lượng giảm lượng muối, chỉ cần khoảng 20g muối/nước. Theo đó, lượng muối càng ít thì dưa càng nhanh chua, khoảng sau 1 – 3 ngày là có thể dùng.  

1.3 Bảo quản dưa muối đúng cách

Để bảo quả dưa muối, bạn nên đặt dưa ở nơi khô ráo, thông thoáng và tránh ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng muỗng đũa sạch để gắp dưa, sau đó đậy kín lọ.

Bạn cũng có thể bảo quản dưa muối trong tủ lạnh để giúp món ăn giữ hương vị một cách trọn vẹn nhất. Ngoài ra, nên cố gắng sử dụng hết trong thời gian từ 15 - 20 ngày sau khi muối dưa thành công, tránh tích trữ quá lâu. 

Xem thêm: Giới hạn thời gian khi bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh là bao lâu?

2. Tác dụng của dưa muối

Không chỉ đơn thuần là món ăn kèm giúp kích thích vị giác và tăng cảm giác ngon miếng, tác dụng của dưa muối với sức khỏe sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

2.1 Cải thiện hệ tiêu hóa

Dưa muối là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng probiotic dồi dào có lợi cho sức khỏe. Nhờ vào quá trình lên men chuyển hóa và sản sinh ra các vi lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, dưa muối giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu cực kì hữu hiệu.

5-tac-dung-cua-dua-muoi-doi-voi-suc-khoe-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-1
Ăn dưa muối sẽ kích thích tiêu hóa, giảm ngán ngấy và chứng đầy bụng khó tiêu (Nguồn: Internet)

2.2 Cung cấp chất chống oxy hóa

Dưa muối vốn được làm từ rau củ nên món ăn vẫn còn lưu giữ khá nhiều nhóm chất chống oxy hóa. Những hoạt chất này sẽ góp phần bảo vệ các tế bào không bị tấn công bởi gốc tự do, củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.

Xem thêm: Chất chống oxy hóa trong thực phẩm cùng tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa mà ít ai biết đến

2.3 Bổ sung khoáng chất và vitamin thiết yếu

Tác dụng của dưa muối còn cung cấp các khoáng chấtvitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, K, folate cùng các khoáng chất như canxi, kali và sắt.

2.4 Tốt cho người bệnh tiểu đường 

Theo một số nghiên cứu, dưa muối có tác dụng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nhờ vào các axit axetic trong quá trình lên men, giúp người bệnh cải thiện được nồng độ hemoglobin, từ đó kiểm soát được lượng đường trong máu. 

2.5 Tác dụng của dưa muối hỗ trợ giảm cân

Ngoài các phương pháp giảm cân như chế độ ăn keto, bài tập Kegel, bạn cũng có thể dung nạp dưa muối để giảm cân hiệu quả. Đó chính là nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại thực phẩm này giúp giảm cơn đói, kéo dài cảm giác no, từ đó giúp bạn kiểm soát được trọng lượng cơ thể một cách an toàn. 

Xem thêm: 3 loại thực phẩm là ‘thần dược’ giảm cân, giữ dáng của người Nhật

3. Ăn nhiều dưa muối có tốt không?

Có lẽ với nhiều người Việt chúng ta, bữa cơm đôi khi chỉ cần có đĩa dưa muối cũng cảm thấy rất “sang” và không kém phần hấp dẫn. Thế nhưng theo các khuyến cáo dinh dưỡng, nếu không kiểm soát liều lượng hợp lý hay ăn nhiều dưa muối hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, dẫn đến những tác dụng phụ như:

3.1 Gây nguy cơ tăng huyết áp

Muối là gia vị không thể thiếu khi thực hiện làm các món dưa muối. Do đó, huyết áp dễ tăng cao đột ngột sau khi ăn quá nhiều các món dưa chuột muối, kim chi, củ kiệu, dưa cải,.... bởi muối gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, từ đó làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch.

5-tac-dung-cua-dua-muoi-doi-voi-suc-khoe-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-2
Ăn quá nhiều dưa muối có thể khiến huyết áp tăng cao (Nguồn: Internet)

3.2 Gây kích ứng dạ dày

Ngoài việc tăng huyết áp, tiêu thụ dưa muối với số lượng lớn cũng tác động mạnh mẽ đến dạ dày. Tác nhân này làm tăng tiết axit dạ dày, gây ra các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,...Vì thế lời khuyên là trước khi ăn nên rửa sạch nhiều lần, vắt thật kỹ dưa để giảm độ mặn và độ chua của dưa muối.

Xem thêm: Cảnh báo viêm loét dạ dày tái phát - con đường nhanh nhất dẫn đến ung thư dạ dày

3.3 Tăng nguy cơ bị loãng xương

Hấp thu lượng lớn muối natri từ các món dưa muối được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến hệ xương khớp thiếu hụt canxi, làm gián đoạn quá trình hình thành tế bào xương mới. Từ đây kéo theo hệ lụy các khớp xương “giòn” hơn, nguy cơ bị loãng xương sớm và ảnh hưởng khả năng vận động.  

3.4 Không tốt cho thận

Nếu liên tục tiếp nạp lượng lớn các món ăn có độ mặn cao như dưa muối và không uống đủ lượng nước cần thiết thì tình trạng lắng sỏi tại cầu thận sẽ xảy ra, tăng tỉ lệ mắc sỏi thận.

Xem thêm: Bệnh sỏi thận là gì? Tìm hiểu những thông tin chi tiết về bệnh sỏi thận

3.5 Ăn dưa muối gây ung thư không?

“Ăn dưa muối gây ung thư không” có lẽ là băn khoăn khá phổ biến. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe, rủi ro này thường xảy ra khi chúng ta sử dụng dưa muối khi dưa chưa đủ độ chua, thời gian muối quá ngắn hoặc dùng dưa muối đã để lâu ngày, bị nhũn, chuyển thâm đen và mùi thiu hỏng.

Do vậy, bạn không nên tiêu thụ dưa muối còn xanh và có vị hăng, hạn chế ăn nhiều dưa muối xổi. Do đó, chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và vẫn còn mùi thơm.

Tác dụng của dưa muối mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, song cũng đem đến nhiều tác dụng phụ không đáng có. Để phòng tránh hiệu quả, bạn nên tiêu thụ loại dưa muối ở mức điều độ và thực hiện đúng các công đoạn giảm mặn, chua trước khi ăn nhé!

Bình luận